Lâm Thanh Sơn
Tết Đoan Ngọ nhăm ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm là một ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc,Triều Tiên, Đài Loan và Nhật Bản1. Đây là một ngày Tết dựa trên văn hóa - tín ngưỡng dân gian Phương Đông nhằm đánh dấu một giai đoạn mới mở đầu cho những điều tốt đẹp, cầu cho mùa màng bội thu, sinh nhai thuận lợi. Ở Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết Đoan Dương, được tô chức vào giờ Ngọ. Theo sách Phong thổ lý, “Đoan” có nghĩa là “mở đầu”, “Ngọ” là giữa trưa; Đoan ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Nếu theo thuyết âm dương ngũ hành thì nước ta nằm ở phương Nam, vùng đất nóng nên “Ngọ” được xếp vào quẻ Ly, thuộc hành Hỏa và trong một ngày thì dương khí cao nhất là giờ Ngọ (thời điểm giữa ngày); trong một tháng, dương khí cao nhất vào những ngày Ngọ, nhất là ngày Ngọ thượng tuần (đầu tháng).
Trong một năm, dương khí cao nhất vào tháng Ngọ (tháng giữa năm, tức tháng 5)2. Như vậy, dương khí đạt cực điểm vào giờ Ngọ của ngày Ngọ đầu tiên trong tháng Ngọ, đây chính là thời điểm giữa năm, vì thế trong dân gian còn gọi là Tết giữa năm. Riêng với người Nam bộ, người ta còn gọi là Tết nửa năm, hoặc nôm na là ăn mùng 5 tháng 5 để mừng cho năm mới đã qua được nửa năm rồi, công việc làm ăn vẫn thuận buồm xuôi gió nên ăn Tết.
Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông găn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.Việt Nam là quốc gia nông nghiệp nên ngày Tết này còn là “Tết giết sâu bọ” vì theo quan niệm của người xưa3 trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, sâu bọ phát triển, dịch bệnh dễ phát sinh nên trong ngày này mọi người cùng nhau phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt những loại côn trùng gây hại cho cây trồng ở quanh nơi mình sinh sống. Cũng theo quan niệm xưa, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không trừ đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tai hại. Tuy nhiên, việc tiêu diệt chúng không phải thời gian nào cũng có thể làm được. Chỉ có ngày mùng 5 tháng 5 chúng mới ngoi lên, là cơ hội để trừ khử. Vì vậy, vào ngày này, dân gian có nhiều phong tục khử trùng, phòng bệnh: có thể giết sâu bọ bằng cách dùng thức ăn, trong đó nhiều nhất là rượu nếp (để giết giun sán) và trái cây (để tăng cường vitamin). Theo phong tục, buổi sáng trong ngày này, lúc ngủ dậy mọi người không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng ba lần cho sạch rồi ăn một quả trứng vịt luộc, xong mới được bước chân ra khỏi giường. Sau đó ăn một chén cơm rượu nếp để sâu bọ say rồi ăn tiếp trái cây như trái vải, đào, mận, xoài... cho sâu bọ chết.
Ngoài ra,với nhiều người Việt Nam, sau Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ là là ngày Tết có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân đồng thời cũng là cái Tết sum họp đầm ấm nhất vì con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về với gia đình.
Tết Đoan Ngọ - Ngày gắn liền với các hiện tượng tự nhiên
Ngoài tục “giết sâu bọ” thì vào ngày tết Đoan Ngọ, người dân ở nhiều vùng miền trong cả nước còn có một số phong tục khác như:
- Hái thuốc: nhiều người tin rằng những cây, cỏ thu hái hay đào được vào ngày 5 tháng 5 đêu là những vị thuôc tốt, có khả năng chữa được nhiều bệnh. Theo lệ, đúng Ngọ tức là 12 giờ trưa, ở thôn quê, người dân rủ nhau đi hái lá cây vì đây là thời khắc mặt trời toả ánh năng tốt nhất trong năm nên có dương khí tốt nhất. Vì vậy, những cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa các bệnh như ngứa ngoài da, bệnh về đường ruột rất hay; đặc biệt những lá thuốc này dùng để nấu nước xông khi cảm mạo rất tốt.
- Tắm lá mùi: Vào ngày này, người ta thường hái những cây ngò rí4 già (hoặc lá tía tô, lá bưởi, kinh giới,...) có mùi thơm rất đặc trưng để nấu nước tắm với mong muốn xả khí độc ra khỏi cơ thể và giải trừ vận xui, còn người dân ở ven sông, biển thì họ sẽ đợi đúng giờ Ngọ rủ nhau ra tắm sông, biển thay vì tắm lá mùi.
- Treo lá cây đề trừ tà ma: Theo tín ngưỡng dân gian, trong ngày này mỗi nhà treo một bó ngãi cứu trước cửa nhà để trừ tà ma và đem lại an lành cho gia đình nửa năm còn lại.
-
Khử trùng cho trẻ con: Người lớn cho trẻ ăn trái cây,
cơm rượu, trứng luộc, bánh tráng, mận, xoài, dưa hấu,
uống nước dừa ...rồi bôi hùng hoàng5
vào thóp đầu, vào ngực, vào rún và được cha mẹ đeo
cho túi bùa ngũ sắc đề trị tà ma, tránh các loài có
nọc độc, diệt trừ sâu bọ. Trẻ em gái cũng chọn ngày
này mà xỏ lỗ tai.
Người
lớn thì nhuộm móng tay (chừa ngón trỏ vì là ngón
thần chỉ), móng chân bằng màu từ các loại lá cây để
trị tà ma.Tuy nhiên, ngày nay, phần lớn các tục lệ này
nay đã không còn, chỉ còn tục tắm nước lá và tục đi
hái lá thuốc.
- Ở chốn thị thành, không nhiều vườn tược, cây cỏ thì người dân có lệ đi mua lá thuốc. Trong ngày này, nhiều người từ quê mang ra đủ thứ loại lá bày bán. Lá cây được xắt nhỏ, phân từng loại riêng biệt, người đi chợ chọn lấy những lá có mùi vị ưa thích mua về, để đúng giờ Ngọ đem ra phơi khô rồi bọc lại cất trong tủ thuốc gia đình phòng khi nhà có người ốm đau thì dùng.
- Tại Đồng Tháp và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, ngày này còn được gọi là ngày “nước quay”, bởi cứ theo lệ hăng năm, nước ở thượng nguồn đổ về đến nước ta làm nước sông chuyển màu đỏ đục và có nhiều xoáy nước nên năm nào cũng vậy, ngày 5 tháng 5 được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hằng năm.
Tết Đoan Ngọ- Ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ, ngày “lễ sêu”
Bên cạnh những phong tục của ngày Tết Đoan Ngọ gắn liền với tự nhiên thì theo phong tục cổ truyền Việt Nam, tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 là một trong những ngày thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam để tưởng nhớ tới tổ tiên, nguồn cội. Đó là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ và cũng là ngày thể hiện tính nhân văn giữa người với người qua sự tri ân.
Một phong tục mang đầy tính nhân văn được người xưa hết sức coi trọng được thực hiện phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ là tục “lễ sêu”. Hiện nay, nói đến phong tục “lễ sêu” trong ngàyTết Đoan Ngọ có lẽ không phải ai cũng biết vì nó nằm trong danh sách những phong tục đang dần mai một ở Việt Nam.
“Sêu” là một tập tục ở nông thôn người Việt trước đây, thực hiện sau lễ ăn hỏi; theo đó chàng rể tương lai phải mang đồ lễ biếu cha mẹ vợ chưa cưới theo kiểu mùa nào thức ấy. Lúc này, chàng trai đã chính thức là thành viên của gia đình nhà gái. Vì vậy, trong các dịp lễ, tết, chàng rể có bổn phận đi “lễ sêu”, thăm hỏi bên nhà vợ sắp cưới. Tùy địa phương, có nơi bắt buộc “lễ sêu” mỗi tháng một lần, nhưng có nơi thì quy định vào sáu dịp trong năm là ngày 1/1 âl (Tết Nguyên Đán), ngày 3/3 âl (Tết Thanh minh), ngày 5/5 âl (Tết diệt sâu bọ), ngày 15/7 âl (Tết xá tội vong nhân), ngày 15/8 âl (Tết trung thu) và ngày 10/10 âl (Tết ăn cơm mới)6. Dù ở gần hay ở xa, các chàng rể đều phải thực hiện nhiệm vụ “đi sêu” đầy ý nghĩa này.
Từ việc làm này cho thấy,“lễ sêu” không chỉ là chuyện nhằm gắn kết tình cảm của con rể với những người thân bên vợ mà còn là trách nhiệm của người con trong gia đình. Đó được xem là lễ tạ ơn của chàng rể, của nhà trai đối với nhà gái thể hiện sự biết ơn đối với công ơn sinh thành dưỡng dục của người cha, người mẹ đã sinh ra được một người phụ nữ sẽ là người vợ tốt, là nàng dâu hiếu thảo với cha mẹ chồng và cũng là dịp để chứng tỏ tấm lòng của người con rể đối với gia đình nhà vợ. Như vậy, ngoài ý nghĩa về mặt tình cảm, tục “lễ sêu” của những chàng rể trong ngày Tết Đoan Ngọ còn có ý nghĩa về mặt xã hội, thể hiện được sự tôn trọng đối với phụ nữ, sự tôn trọng của chồng đối với vợ, sự tôn trọng giữa người lẫn người với nhau và xóa bỏ định kiến “trọng nam khinh nữ”.
Mặc dù quy ước chỉ những chàng rể chưa làm đám cưới mới đi “lễ sêu” còn những chàng rể đã cưới vợ rồi thì hết “lễ sêu”, nhưng trong dịp tết Đoan Ngọ, theo thông lệ, các chàng rể đã cưới được vợ rồi dù nghèo vẫn cố chạy vạy để có món quả nhỏ biếu cha, mẹ vợ nhưng lễ biếu này nhiều, ít tuỳ tâm và không quan trọng bằng “lễ sêu” của những ngày sắp cưới vợ.
Ngoài ra, Tết Đoan Ngọ còn là ngày lễ thể hiện sự tri ân của người bệnh với thầy thuốc, của học trò với thầy giáo... Vì thế trong dân gian có câu ca dao rằng:
“Mồng
5 ngày Tết không đáo đến cửa nhà thờ
Còn
hiếu trung chi nữa mà chờ rể, con ”.
Với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, học trò tri ân thầy là một phong tục hết sức tốt đẹp của người Việt. Các ông đồ xưa dạy học thường không lấy học phí nên hàng năm vào dịp mồng 5 tháng 5, các học trò đều có đồ lễ tết thầy. Đồ lễ chỉ là thúng gạo cặp ngỗng, gói trà, phong bánh hoặc giỏ trái cây, tùy tâm và hoàn cảnh của cha mẹ học trò còn những gia đình giàu có thường kèm theo phong bao với một số tiền. Đây cũng là dịp mà các học trò xưa đã “ăn nên làm ra” hoặc "công thành danh toại" đến lễ thầy dạy của mình.
Tết Đoan Ngọ (còn gọi là tết hái thuốc) nên trong dịp này, các con bệnh được các ông lang chữa khỏi, mặc dù đã trả tiền thuốc nhưng cũng mang quà tặng thầy lang để nhớ ơn cứu mạng cho mình. Đồ lễ cũng gồm đậu xanh, gạo nếp, ngỗng, trà bánh... như đồ lễ học trò tết thầy học.
Riêng ở một số địa phương vùng Đông Nam Bộ, ngày này còn được gọi là ngày “Vía Bà” (trong tín ngưỡng thờ Linh Sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen).
Tết Đoan Ngọ với các món ăn truyền thống
Đúng với tên gọi “Tết diệt sâu bọ” nên những món ăn truyền thống ngày Tết Đoan Ngọ đều được chọn lựa để “giết sâu bọ” tốt cho sức khỏe.
- Ăn cơm rượu để diệt sâu bọ: Người xưa cho rằng ăn cơm rượu đề diệt sâu bọ (giun sán) trong đường ruột. Cách làm cơm rượu ở hai miền Nam - Bắc cũng không giống nhau. Người miền Bắc làm cơm rượu bằng nếp lức có màu nâu đất và đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày còn gọi là “cái”. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu đề khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. “Cái” chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, hạt cơm rượu dạng tơi và vẫn còn đủ cứng để khi ăn có thể nhắm nháp từng hột cơm thấm đẫm vị rượu. Rượu này người già, con trẻ đều có thể ăn được. Ở miền Nam, cơm rượu được làm bằng nếp dẻo nấu thành xôi, rắc men, vò viên tròn ủ trong vài ba ngày rồi dùng cả cái lẫn nước; đặc biệt ở Gò Công thì cơm rượu được nắn theo dạng khối vuông hoặc hình chữ nhật, mang ý nghĩa vuông tròn.
Theo y học cổ truyền cơm rượu có vị ngọt, tác dụng bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi trộm... Theo dân gian, cơm rượu được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm nên vào sáng ngày 5 tháng 5, tất cả mọi người sau khi vệ sinh cá nhân đều cùng nhau ăn một chút cơm rượu với mong muốn và niềm tin sẽ đây lùi được mầm bệnh trong cơ thể.
- Chè trôi nước miền Nam7: Xuất phát từ ý nghĩa trải qua nửa năm tròn trịa, trọn vẹn, đoàn viên nên trong ngày mùng 5 tháng 5 người Việt có món chè trôi nước để dâng cúng ông bà. Chè được làm từ bột nếp vo thành viên tròn có nhân đậu xanh8. Ngày trước, chè trôi nước được nấu bằng đường thẻ nên có màu vàng ngà; ngày nay, do được nấu bằng đường cát trắng nên chè trôi nước có màu trắng tươi nhìn khá hấp dẫn. Khi ăn,chan nước cốt dừa và rắc một ít mè rang trên viên chè.
- Bánh ú: Ở miền Nam, dịp Tết Đoan Ngọ, cộng đồng người Việt có món bánh ú lá tre9. Bánh ú của người Việt nho nhỏ gọi là bánh ú lá tre, bánh ú nước tro, gói bằng vài chiếc lá tre đơn sơ bên ngoài. Nếp gói bánh được ngâm với nước tro, khi nấu chín, hạt nếp hoá thành bột, tạo thành khối vàng nâu trong suốt. Bánh có hai loại, loại nhân đậu và loại không nhân chấm với đường. Kiểu ăn bánh ú không nhân chấm với đường thẻ hiện rõ nét ăn hoá ẩm thực dân dã của người Việt. Người Hoa cũng có loại bánh giống vậy nhưng nhân bên trong là thịt heo gọi là bánh bá trạng.
- Thịt vịt: Vịt tên trong sách thuốc cổ là Gia Ấp, có nơi gọi là Gia Phù, cũng còn gọi là Vụ. Theo dược lý Đông y, thịt vịt có tính chất mát, ngọt (hơi độc), có tác dụng chuyển động phong huyết và làm tăng thêm năng lực, bồi bổ cơ thể cho người lao lực, lao tâm nhiều. Thịt vịt chữa nóng sốt cao đến co giật (gọi là sài kinh), vịt giải độc mụn sưng và hạ nhiệt. Với người dân ở một số địa phương miền Trung, miền Nam, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ bởi theo quan niệm xưa, vào ngày Tết Đoan Ngọ, dương khí mạnh nên ăn thịt vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể để quân bình nhiệt - hàn giữa trời và người. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như luộc chấm nước mắm gừng, nấu cháo vịt; vịt tiềm thuốc Bắc, bánh xèo nhân thịt vịt...
- Ăn trái cây: Vào đầu hè, các loại trái cây vào mùa thu hoạch. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là các loại trái cây có vị chua chua như: mận, vải, xoài... không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.
- Bánh xèo10: Nhiều gia đình người miền Tây Nam Bộ ăn Tết Đoan Ngọ với một món ăn dân dã nhưng rất độc đáo là bánh xèo. Ngày xưa, gần như nhà nào cũng tổ chức làm bánh xèo, vì đây là thời điểm “nước quay”, cây điên điển bắt đầu trổ bông vàng rực. Bông điên điển đầu mùa cùng với thịt vịt băm nhuyễn làm nhân bánh xèo bên trong vỏ bánh được chiên giòn rụm. Khi ăn, bánh được được gói bằng các loại rau vườn nhà hay rau rừng (ở Núi Cấm) thì ngon không bút mực nào tả xiết.
- Riêng ở Bến Tre và Tiền Giang, cứ đến tháng 5 âm lịch là rộ mùa ốc gạo và có lẽ vì vậy mà ốc gạo cũng trở thành món ăn truyền thống trong ngày diệt sâu bọ ở các địa phương này. Cồn Phú Đa ở tỉnh Bến Tre và cồn Tân Phong thuộc tỉnh Tiền Giang là hai nơi có ốc gạo ngon nức tiếng. Ở cồn Phú Đa, chỉ với một loại nguyên liệu là ốc gạo mà người dân nơi đây chế biến ra không rất nhiều món như gói cuốn ốc gạo11, ốc gạo um nước dừa, ốc gạo xào củ hủ dừa, bánh xèo nhân ốc gạo củ hủ dừa....Còn người dân ở Tân Phong, chỉ có món ốc gạo luộc đơn sơ không cần chế biến cầu kỳ, chỉ cần luộc vài phút, thêm vài cọng sả, canh cho con ốc vừa chín tới là đã có món ốc gạo thơm ngát chấm với nước mắm chanh sả hoặc nước mắm gừng. Ngoài ra, ở một vài nơi miệt Tiền Giang, còn chế biến nhiều món như ốc gạo trộn gỏi đu đủ vừa bùi vừa giòn, món cháo hành ốc gạo nóng hổi, món ốc gạo cháy tỏi thơm lừng, ốc gạo tiềm thuốc Bắc bổ dưỡng... mà chỉ mới nghe tên món đã thấy thèm thuồng!
Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống dựa trên văn hóa và tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam có ý nghĩa đánh dấu một giai đoạn mới, mong muốn diệt trừ sâu bọ đề mùa màng bội thu với hàng chục các hoạt động tâm linh tín ngưỡng nhưng đồng thời cũng thể hiện tính nhân văn, là ngày của sự tri ân trong đó có tục “lễ sêu”.
Như vậy, sự ra đời của Tết Đoan Ngọ gắn liền với văn hóa dân gian và mang tính chất tự phát, trước tiên là để đáp ứng nhu cầu chống nóng bảo vệ sức khỏe bằng cách dùng tính lạnh để khử tính nóng (dĩ hàn khứ nhiệt) như ăn trái cây mát, tắm sông, biển để giải nhiệt. Tiếp đó, dần dà theo thời gian, ngày Tết này được gắn thêm các lễ tục có ý nghĩa giáo dục đạo đức xã hội và quan niệm tâm linh, biến tết Đoan Ngọ thành một phong tục văn hóa đặc trưng của người Việt Nam, không lẫn với Tết Đoan Ngọ ở các nước khác trong khu vực.
Đến nay, dù đã qua bao biến đổi của xã hội nhưng Tết Đoan Ngọ với những ý nghĩa và các giá trị tốt đẹp, cao cả lan tỏa trong xã hội vẫn tồn tại trong lòng người dân đất Việt với những phong tục đẹp. Nhưng tiếc thay, hiện nay do những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường nên những lễ tục có ý nghĩa thiêng liêng về đạo lý làm người mang tính nhân văn sâu sắc đã không còn phổ biến và tục “lễ sêu”cũng đã dần mai một12 ./.
(Diễn đàn Tri thức Khoa học & Công Nghệ Sóc Trăng số 2/2021)
1 Tuy trùng một ngày nhưng ở mỗi quốc gia lại có một sự tích riêng về ngày tết này và có cách đón tết Đoan Ngọ rất khác nhau. Ở Trung Quốc, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết Trùng Ngũ vì là hai con số 5 gặp nhau. Tết này bắt nguồn từ hoạt động kỷ niệm nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên, người trung liệt nhưng bị gian thần hãm hại nên phải gieo mình tự vẫn trên con sông Mịch La cách đây hơn 2000 năm. Còn ở Hàn Quốc và Triêu Tiên, ngày tết Đoan Ngọ là l trong 3 dịp lễ truyền thồng lớn nhất cùng tết Nguyên đán và tết Trung thu. Tại Nhật Bản,Tết Đoan Ngọ được coi là ngày lễ dành cho các bé trai với tên gọi “Kodomo no hi ” và là một ngày đại lễ của Nhật. Vào dịp này, người Nhật thường treo cờ cá chép, tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh thông mình với ý nghĩa “cá vượt vũ môn ” và còn trang trí các bộ áo giáp Kabuto mang theo ước nguyện của những bậc cha mẹ mong muôn cho con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống.
2 Tết Đoan ngọ còn được gọi bằng cái tên khác là “Tết Nửa Năm ” (cũng có nơi là goi là Giữa Năm). Đây được xem là tên gọi của riêng người Việt, không lẫn với tên gọi của các quốc gia khác vì “Thời cổ đại, người Việt Nam dùng lịch kiến Tý, do vậy tháng mở đâu trong năm là tháng l1 âm lịch. Theo cách tính này, ngày 5 tháng 5 rơi vào thời điểm nửa năm, do vậy dân gian Việt Nam rất chuộng tên gọi tết Nửa năm (TS Nguyễn Ngọc Thơ, Lại bàn về nguồn gốc tết Đoan ngọ)
3 Về nguôn gốc xuất hiện Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam, người xưa kế rằng: Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại xuất hiện nhiều ăn mất cây trái, ngũ cốc đã thu hoạch. Nhân dân đang khốn khó vì không biết làm cách nào để có thể giải quyết được nạn sâu bọ này thì bỗng nhiên xuất hiện một ông lão từ xa đi tới, tự xưng là Đôi Truân. Ông này bày cho dân chúng cách trừ sâu bọ: mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gôm có bánh tro, trái cây rồi người trong nhà ra trước nhà tập thể dục. Mọi người làm theo lời chỉ dẫn thì một lúc sau, sâu bọ hàng đàn lần lượt té chết. Lão ông còn bảo thêm rằng hằng năm vào ngày này sâu bọ rất hung hăng nên vào đúng ngày này mỗi năm cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Mọi người biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi mất. Đề tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết điệt sâu bọ ” (có người gọi nó là Tết Đoan ngọ) vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
4 Người miền Bắc gọi là rau mùi, ngoài ra còn có một số tên khác như: hương quy, nguyên tuy, ngổ thơm...
5 Hùng hoàng: vị thuốc Bắc có tác dụng: giải độc sát trùng, hóa ứ tiêu thủng, táo thấp khu đàm, triệt ngược định kinh. Trong vị thuốc này có chứa thạch tín, dễ gây ngộ độc dể gây nguy hiểm cho người sử dụng nên ngày nay rất ít người còn sử dụng.
6 Còn gọi là Tết Trùng Thập, Tết Thường tân
7 Miền Bắc có món ăn tương tự gọi là bánh trôi
8 Có nơi trộn thêm dừa nạo, thêm chút hành lá và mỡ heo đề có vị béo
9 Người miền Bắc, miền Trung gọi là bánh tro,bánh ú tro hay bánh năng được làm bằng cách đem gạo nếp ngâm qua nước tro (tức tro than lá cây, nhất là lá tre) và gói lá tre hoặc ló dong rồi đem luộc chín trong nồi.
10 Người miễn Trung gọi là Bánh Khói hay Bảnh Khoái. Đây là một loại bánh phổ biến ở châu Á chứ không riêng ở Việt Nam. Bánh xèo của Nhật Bản và Triều Tiên có bột bên ngoài đem chiên, đúc thành hình tròn hoặc gáp lại thành hình bán nguyệt như bánh xèoViệt Nam, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đậu, kim chỉ, khoai tây (bánh xèo Triều Tiên có thêm hẹ, bảnh xêo Nhật Bản thêm cải thảo).
11 Thịt ốc gạo, rau thơm, bún tươi, dừa vừa rám vỏ nạo thành sợi, cuốn bánh tráng chấm với tương xay và nước cót dừa tuy đơn sơ mà ngon cực chất
12 Hiện nay ở làng Đại Đông (huyện Thạch Thất, Hà Nội) vẫn còn giữ tục lệ “đi sêu ". Các chàng rẻ ở đây phải đi sêu trong năm đầu tiên lấy vợ vào sáu dịp trong nắm.