Giới thiệu

  Nhà thơ Huy Cận có viết:
                                             Gíó thổi sân trường chiều chủ nhật
                                             Ôi thời thơ bé tuổi mười lăm
     Bây giờ thế hệ chúng ta đã hơn mười lăm nhân ba rưỡi, sắp sữa nhân bốn rồi các bạn nhỉ!. Cái tuổi có thể tạm gọi là tử sinh tàn cuộc, công danh sự nghiệp sắp hoặc đang an bài. Như vậy đã hơn 40 năm ngày chúng ta vào mái trường Hoàng Diệu thân yêu và hơn 30 năm ngày chúng ta rời mái trường. Đường đời lắm ngã, sóng gió cuộc đời bất thường. Quảng đời qua đó, mỗi người một hướng đi, một chỗ đi về, kẻ bôn ba hải ngoại, tha phương cầu thực, kẻ ẩn sĩ qui điền, kẻ thất trí sa cơ, kẻ hiển vinh thành đạt,có kẻ cũng đã đi về cỏi vỉnh hằng. Nhìn lại có biết bao nhiêu biến động tình cờ ở mỗi đời người, thậm chí nghiệt ngã khiến chúng ta trôi giạt phôi pha
                                    Không còn trẻ đê làm thơ tình nữa
                                    Nghe lao đao cuộc sống gọi tên mình
      Nhưng chúng ta từng một thời cắp sách, từng gần gũi bên nhau dưới mái trường trong khoảng thời gian dài với biết bao kỷ niệm đẹp khó phai mờ.
     Dẫu thời gian có làm phôi pha vóc dáng những thanh niên rắn rỏi, những thiếu nữ xinh tươi ngày nào, nhưng những tình cảm, những kỷ niệm thời xa xưa cắp sách chung trường, chung lớp, tình cảm thầy trò hết sức thiêng liêng…khó nhạt nhòa trong mỗi chúng ta. Bởi kỷ niệm đó rất sáng trong, rất bền vững trong tâm tưởng và những kỷ niệm đó là hấp lực níu kéo chúng ta hoài niệm, gần nhau hơn.
       Hôm nay khi chúng ta đã ở bên kia dốc cuộc đời, khi chân đã chùn, gối sắp mõi, sự mưu sinh không còn níu kéo giằng co ta quá nhiều nữa, chúng ta có thời gian cho riêng tư, cho bạn bè nhất là bạn bè thân thiết thời hoa mộng, cho ký ức bay về, cho kỷ niệm xưa dần mới laị.
        Cùng chung một ý nghĩ, với mục đích “Tìm về ký ức, nối lại tình thân” Website hoangdieutruongxua.com hình thành nhằm tạo một khoảng không để chúng ta có thể:
- Ôn lại kỷ niệm một thời đi học
- Hướng về trường xưa trao đổi thông tin về thầy cô để có dịp tri ân
- Giao lưu, tìm hiểu, san sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hiện tại.
       Các bạn hãy gởi vào trang web những hình ảnh cũ mới, những mẫu chuyện ngày xưa ( và cả ngày nay nữa chứ ) . Hy vọng, qua trang web nầy, tình thầy trò, tình bè bạn của cộng đồng Hoàng Diệu chúng ta sẽ ngày càng thắm đậm hơn.
                                                                                                         BAN BIÊN TẬP
       Bài viết, hình ảnh hoặc tư liệu xưa cũ thời đi học, ý kiến đóng góp cho Website xin các bạn vui lòng gởi về theo địa chỉ hoangminh201@gmail.com.

                                                                                         Xin Cám ơn

       Thế hệ chúng tôi học tại trường Trung học Hoàng Diệu rơi vào 2 biến cố lịch sử lớn của đất nước, đó là biến cố Tết Mậu thân 1968 và thống nhất đất nước 1975. Do vậy có thể nói thế hệ học sinh chúng tôi rất dễ nhớ “Thế hệ học sinh Hoàng Diệu niên khóa 1968 – 1975”

Trung học Hoàng Diệu 1963

      Bây giờ đã hơn 40 năm ngày chúng tôi bước vào mái trường, hơn 30 năm ngày rời mái trường, ngồi hồi tưởng lại viết về mái trường mình đã mài mòn đủng quần suốt 7 năm, mỗi người một kỷ niệm riêng, nhưng ai cũng nhớ như in cái mái trường mình đã học. Ngày đó , ngày khai trường niên khoá 1968 – 1969 chúng tôi được vinh dự bước vào trường Trung học công lập Hoàng Diệu, học lớp đệ thất sau khi đã trãi qua một kỳ thi tuyển loại nhiều đối thủ.Năm đó gồm có 7 lớp, chắc chừng 350 học sinh, những học sinh trúng tuyển vào trường thứ hạn từ 1 đến 20 được nhà trường cấp học bổng . Trong 7 lớp có 2 lớp học sinh ngữ chính Pháp văn là P1 và P2, lớp P1 là lớp nữ sinh lớp P2 là lớp nam sinh; 5 lớp học sinh ngữ chính là Anh văn gồm A1, A2 lớp nữ sinh và A3,A4, A5 là lớp nam sinh, Thế hệ nầy chúng tôi đa số sinh năm 1957, 1956, một số ít sinh năm 1955. Vào trường học tất cả phải mặc đồng phục, nam sinh áo bỏ vào quần, áo trắng cụt tay quần dài xanh dương mang giầy bata trắng, qui định thế nhưng nam sinh cũng mang nhiều loại giầy khác, còn nữ sinh thì mặc áo dài trắng quần màu trắng hoặc đen, không có qui định về giầy dép. Phù hiệu Trung học Hoàng diệu bằng vải thêu, thường thì nam may trên phía trái ngực; nữ may trên phía phải ngực.Đó là qui định từ lúc chúng tôi mới vào học đệ thất 1968, kể từ năm 1973,1974 phù hiệu được đổi thành dạng mê-ca ghi họ tên và lớp, học sinh buổi sáng phù hiệu màu đỏ, học sinh buổi chiều màu xanh. Có cả logo của Trường tròn bằng đồng tiền mang trên ngực.
        Trường đã được xây dựng vào năm  1957  với các dãy lớp hình chữ U tên là Trường Trung học công lập Khánh Hưng, vào ngày 01 tháng 10 năm 1957 trường mới chính thức khai giảng khoá học đầu tiên tạm gọi là khóa 1. Đến năm 1961 đổi tên là Trường Trung học Công lập Hoàng Diệu, sau 1963 trường xây thêm khối nhà hai tầng mặt tiền đầu dãy lớp, chữ Trung học Hoàng Diệu đắp bằng xi măng trên cao tòa nhà. Như vậy thế hệ học sinh Hoàng Diệu niên khoá 1968 – 1975 là khóa thứ 12 của trường. Hồi mới vào học chúng tôi đã thấy cái cổng trường nằm ở trước dãy giữa đối diện với đường Nguyễn Du, cạnh bên là trường bán công Phụ huynh. Sau này năm 1970-1971 cổng trường được dời xê qua một bên đối diện với sân trường, có thiết kế đẹp hơn nhiều so với cái cổng cũ, , nhà trường cũng xây thêm hồ cá, trồng cây kiểng và xây trụ cột cờ ở giữa sân trường.
       Các dãy cũ đã xây dựng lâu đời là những dãy lợp ngói, la phong sườn gỗ chét vôi vữa : dãy dọc tính từ văn phòng chính đến phòng họp giáo viên đến các lớp học; dãy ngang là các lớp học; dãy dọc phía bên trạm biến điện là các lớp học đồng thời cũng là chổ ở của các giáo viên, các dãy nầy bố trí theo hình chữ U; dọc theo bên trong phía trái hàng rào cổng trường là dãy nhà để xe. Các dãy mới xây năm 1971 – 1972 là dãy phía bên ao lục bình và dãy giữa sân trường song song với dãy văn phòng. Các dãy nầy xây theo vật liệu mới bê tông cốt thép, mái lợp tôn. Chung quanh sân trường có nhiều cây còng lâu năm, tàn rộng tạo bóng mát,giữa sân trường có một sân cầu lông.
      Hệ thống giảng dạy Trường Trung học công lập Hoàng Diệu bao gồm hai bậc học : Trung học đệ nhất cấp từ lớp đệ thất cho đến lớp đệ tứ , các học sinh được phân chia theo sinh ngữ chọn lọc (Anh văn hoặc Pháp văn ) và Trung học đệ nhị cấp từ đệ tam đến đệ nhất, các học sinh được xếp lớp theo phân ban đã chọn (A,B,C,D) và bắt đầu học thêm sinh ngữ 2 .
Vào học, chúng tôi học ở các dãy trường lợp ngói, tên lớp được gọi lần lượt đệ thất rồi lên lớp đệ lục, lớp đệ ngũ. Trong năm lớp đệ lục, nhà trường đổi tên lớp gọi toàn trường từ đệ thất tới đệ nhất là lớp 6 tới lớp12. Sang năm lớp 10 ( 1973 ) chúng tôi được dời ra học dãy mới xây cạnh ao lục bình. Trong năm nầy nhà trường tiến hành phân ban : A ban Vạn vật; B ban Toán; C ban văn chương và học thêm sinh ngữ phụ. Các lớp được xếp lại căn cứ trên nguyện vọng đăng ký gồm 10A1; 10A2; 10A3; 10A4;10B1; 10B2; 10B3; 10B4 không có lớp ban C, , như vậy mỗi lớp bây giờ có cả nam sinh lẫn nữ sinh, lớp 10A1; 10A2 và 10B1 là lớp sinh ngữ chính Pháp văn còn lại là Anh văn. Trong những năm 1972; 1973; 1974; nhà trường tuyển những học sinh của các Trường tư thục có thành tích học tập giỏi hạnh kiểm tốt bổ sung thêm vào các lớp.Năm 1968 đến 1972 số lượng học sinh gồm 7 lớp ban đầu; năm 1973 đến 1974 gồm 8 lớp. Năm lớp 12 ( niên khoá 1974 – 1975 ) gồm 9 lớp, căn cứ quá trình học tập của 2 năm lớp 10 và lớp 11 của học sinh tại trường, nhà trường tiến hành chuyển nguyện vọng cho học sinh lần nữa. Niên khoá nầy các học sinh có nguyện vọng đi ban A thì nhiều, ban B thì ít, các lớp gồm: 6 lớp ban Vạn vật: 12A1;12A2 12A3;12A4 12A5;12A6 và 3 lớp ban toán: 12B1; 12B2; 12B3. Trong đó lớp 12A4,12A5; 12A6 và 12B3 là lớp sinh ngữ chính Pháp văn còn lại là Anh văn
        Không khí chiến tranh của những năm nầy càng ngày càng sôi động, những nam sinh, sinh năm 1955 bắt buộc phải rời trường theo lệnh tổng động viên, những nam sinh, sinh năm 1956 phải tiếp tục lên đường nhập ngữ nếu không đậu kỳ thi tú tài 1975. Do đó để đối phó thời cuộc một số nam sinh, sinh năm 1956 rời trường sang học nhảy lớp ở các trường tư thục. Tư tưởng học sinh phân hóa thành nhiều luồng: Một số tích cực con đường học tập bằng mọi giá đạt kỳ thi tú tài để khỏi đi lính; một số bất mãn thời cuộc bỏ bê học tập, một số tham gia các các phong trào phản chiến hình thành các bút nhóm thi văn đàn, nhóm văn nghệ phổ biến thơ ca tuyên truyền những ca khúc phản đối chiến tranh; một số tham gia cách mạng hoạt động bằng con đường bí mật.
Kỳ thi tú tài 1975 ban đầu dự kiến thi trắc nghiệm nhưng được bải bỏ chuyển sang thi viết từ trước kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt. Sau 30 tháng tư nhà trường phổ biến cho học sinh biết các môn thi và tổ chưc ôn tập. Ban Vạn vật thi 3 môn gồm: Vạn vật; Việt văn; ngoại ngữ. Ban toán thi môn gồm: Toán; Việt văn và ngoại ngữ. Do môn Việt văn đề thi sẽ tập trung vào phần văn học cách mạng cận đại tạo nhiều bở ngỡ cho học sinh. Cũng trong thời gian nầy ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xã hội, hoàn cảnh đa số học sinh càng có những xáo trộn lớn, một số lớn bỏ học bỏ thi bước vào đời sớm cùng gia đình bươn trãi cuộc sống. Kỳ thi tú tài được tổ chức vào ngày 20/09/1975, tính cả tổng số học sinh 9 lớp thì một số lớn bỏ thi, tỉ lệ đạt kỳ thi nầy tính cả học sinh trong toàn trường khoảng 30%. Vào năm nầy bằng cấp không gọi là bằng tú tài nữa mà gọi là bằng tốt nghiệp phổ thông. Bằng cấp được làm bằng giấy màu trắng khổ ( 210 x 135 ) cm, tên bằng in chử lớn màu đỏ “Bằng tốt nghiệp phổ thông” do thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thanh niên Lê văn Chí ký. Sau ngày thi mỗi học sinh có những định hướng, hướng đi riêng, cuộc sống khắc nghiệt, giao thông; thông tin liên lạc khó khăn, kể từ thời điểm nầy chúng tôi ít có dịp gặp lại nhau.
           

        Hồi mới vào học Thầy Phan Ngọc Răng là hiệu trưởng đến năm 1970 thì thầy chuyển về Sài Gòn, thời gian nầy Thầy Lê Kim Tiết Tháo làm Tổng giám thị. Sau đó 1970 Thầy Lê Xuân Vịnh làm hiệu trưởng đến năm 1973 thì Thầy Lâm Cộng Hưởng lên thay, trong thời gian 1972 đến 1975 Thầy Lê Vĩnh Tráng làm Tổng giám thị.
       Thầy cô học trong 7 năm học gồm:
-Việt văn : Cô Hằng , Cô Hoàng Oanh, thầy Lê vĩnh Tráng , cô Phan thị Tươi, Thầy Nguyễn Hiền Tâm, Phạm Thị Lê, thầy Phan quang An, thầy Phạm văn Phái , thầy Lê xuân Vịnh, Thầy Nguyễn Tư Thiếp
- Triết: Phan quang An, Trần Phạm Hiếu, Nguyễn Tư Thiếp
-Công dân : Thầy Đổ NhưThắng , thầy Nguyễn văn Phú , thầy Khoa , cô Quách kim Hoa
-Anh văn : Cô Tín , thầy Hương , Ngô trọng Bình, thầy Quách Lý , cô Dương Quí Lang , thầy Hoàng Việt Sơn, Trần văn Hạnh, Trần Kiều Sanh. Năm 1972 nhà trường có mời một số quân nhân người Mỹ vào dạy môn Anh văn trong thời gian rất ngắn để tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với giọng nói bản ngữ
-Pháp văn :Cô Nguyễn phương Yến , thầy Nguyễn Ngọc Điệp, Thầy Mai hữu Chấn, cô Nguyễn thị KimDung
- Sử địa : Cô Sương, thầy Khoa , Thầy Trần Phước thầy Liêu Khên, thầy Lê công Hoàng , Thầy Mai hữu Kiêm..
-Toán : Cô Lê thị Vĩnh Trường, Thầy Lâm Huôl , thầy Nguyễn văn Phú , thầy Lý Ngọc Hiếu , thầy Phan văn Nhiều , thầy Trần Lộc, thầy Phạm xuân Dũng, Thầy Lâm Cộng Hưởng, Thầy Lê Khắc Thạnh.
-Lý hóa : Cô Hoa , thầy Bảy , cô Mười , cô Ngọc ,Thầy Lợi minh Hà, thầy Huỳnh vĩnh Trung , thầy Nguyễn văn Thuận, Thầy Đào Ngọc Minh, Thầy Nguyễn Công Thừa,Thầy Nguyễn Ngọc Lân
-Vạn vật : ThầyTrần thanh Thu , Cô Na, Cô Mai Thị Vân, thầy Cấn phan Nhiếp , thầy Trần văn Lành , thầy Điền Chi,
-Âm nhạc : thầy Võ Văn Thiên
-Hội họa : Thầy Phạm văn Thế
- Nữ công: Cô Lý thị Chất
-Giám thị : Thầy Ký , thầy Phương , thầy Tháo , cô Hội , cô Đại ...
Ngoài ra còn các thầy cô:
Thầy Nguyễn văn Tòng ( Việt Văn). Thầy Phạm quang Hưng (Lý hoá), Thầy Nguyễn Khắc Hưng; Nguyễn Thái Lan; Hoàng Đình Diệp (Pháp văn). Thầy Trần quốc Lương; Nguyễn Trọng Thắng; Lê Ngọc Hiển (Toán); Cô Vũ thị Thu (Sử Địa); Thầy Ngô Tự Đức (Thể dục);

                                                                                                                     BAN BIÊN TẬP
                                         






                                                               




Thế hệ 1968-1975. THẾ HỆ VÀNG
Nghe từ ngữ xài bên đá banh, thế hệ vàng là thế hệ cầu thủ khá đồng đều, có bản lãnh, đạt nhiều thành công và ít nhiều nổi trội hơn các thế hệ trước hay sau đó.......Bài viết của Tám Nổ giới thiệu về một thế hệ học sinh đã làm nên những kỳ tích mang tầm vóc thế giới .....


LỚP 10B3 NGÀY ẤY
      Hình chụp lúc giờ ra chơi, người chụp cố ý chọn hình những bạn nữ, các bạn nữ lớp tôi ai cũng thùy mị và có nét đẹp riêng. Trong hình này người tay tỳ lên má chính là cô gái tóc oăn Triệu Thị Kiển nhà ở Vũng Thơm, kế bên là Bạch Thủy quê ở Kế Sách, kế nữa là Hồng Thủy nhà ở Ngã Ba An Trạch và Kim Vân nhà ở bến xe Bạc Liêu cũ.




Hình lớp 7A1, năm 1969 cách đây 43 năm có nhiều khuôn mặt bây giờ nhìn vẫn còn nét ngày xa xưa. Mới lớp 7, một số cô đã trổ mã con gái rồi, còn nhiều người vẫn nét con nít.
Những người nầy bây giờ ra sao ……






                                                    Trở về Trang chủ

  LỊCH SỬ VIỆT NAM 1. Thời kì nguyên sử ( 2879 – 111   CN • Năm 2819 trc CN : người Việt cổ hình thành (lấy tTtên Bách Việt) • Chiến t...