Trong số bạn cùng lứa tôi thường hay gặp mặt có hai người làm chức hiệu trưởng trường tiểu học, một nữ, một nam. Hiệu trưởng Ngọc Tú trấn nhậm trong vùng xa Mỹ Tú. Gặp Ngọc Tú mấy lần đầu tôi hơi bở ngở vì cô bạn này ăn nói to tiếng, dạn dĩ. Chắc do nghề nghiệp, bởi có bạn nói tại học trò Tú ngổ nghịch phải nói to tiếng. Bạn khác nói chắc trường Tú gần lộ xi măng, lộ phổ biến vùng nông thôn, xe gắn máy qua lại nhiều nên phải nói lớn tiếng học trò mới nghe. Mãi sau này tôi mới biết Tú luôn ồn ào lớn tiếng từ hồi con nít lận.
Tú kể chuyện nhà rất hồn nhiên. Lương giáo viên của hai vợ chồng eo hẹp. Dành dụm hoài chưa đủ cất nhà. Mua vật liệu xây dựng trữ dần để đó. Rồi Tú quyết định tự làm cho đỡ tốn kém. Công việc làm cột, xây, tô hai vợ chồng tự học, tự làm tất. Tú khoe vậy mà đẹp lắm, vừa chắc vừa rẽ nữa. Ai không tin vô nhà Tú coi. Tôi đã vô coi rồi, là nhà trệt nên chắc thiệt vì không thấy nức nẻ chỗ nào hết, nhưng nhỏ thôi. Nhà có vẻ chắc nhưng đường nét thì đâu bằng thợ được nên tường không phẳng, cột không thẳng, đủ cột nhưng còn thiếu kèo, thiếu đòn tay. Cũng may giông gió lớn không qua đây. Dẫu sao có cái che mưa che nắng, kín gió là Tú thấy mãn nguyện rồi, là đẹp trong lòng Tú rồi. Còn muốn đẹp thiệt hãy để đó từ từ tính. Tôi tới nhà nhân Tú mời các bạn tới chung vui cưới dâu cho con trai út. Tú cầm chai rượu gần hai lít làm chủ xị coi rất là khí thế bừng bừng, khiến không ít bạn nam ta chịu thua. Tú kể mỗi lần có tiệc nhà hay cùng chồng đi dự tiệc, thấy ông xã bị bạn bè ép uống rượu. Thương chồng, Tú xin phép uống thay, riết rồi rượu quen Tú nên tửu công Tú nâng lên mức thượng thừa lúc nào cũng không hay!
Con đã lớn, nên mấy dịp bạn bè tổ chức đi chơi Tú sắp xếp cùng dự. Có Tú là chuyến đi thêm tiếng cười, nên ai cũng muốn có Tú tham gia nghe Tú kể chuyện vui đời nhà giáo. Nhân giảng bài về thơ và vần, có học sinh hỏi cô cho thí dụ về vần ÔN. Học sinh nhỏ tuổi đâu biết gì nhiều, chắc học sinh này bị ai gà trước tính đánh đố cô giáo. Tú vẫn tự tin ứng liền bài thơ: Có em Hảo Lốn/ Leo núi Côn Lôn/ Đứng ngắm hoàng hôn/ Nghe tiếng biển ồn/ Bỗng gió nổi dồn/ Sấm chớp chân chồn/ Em hoảng mất hồn/ Trợt té bụi môn/ Rớt xuống dưới thôn/ Lồm cồm tỉnh giấc . Rồi cô Tú hỏi học sinh đó là em biết Hảo Lốn là ai không? Như là lời răn đe nhẹ nhàng, sau đó em đó học chăm chỉ hơn. Đọc tới đây cỡ các túi thơ Hoàng Minh, Thu Trang chắc còn bái phục Tú, nói chỉ em học sinh nhỏ tuổi. Cũng vần ÔN này, nhà văn Nguyễn Văn Sâm, tức nứng Sâm trong tập truyện Khói sóng trên sông xuất bản ở Mỹ của mình có hai câu lục bát bỏ dở là Vân Tiên ngồi dựa bụi môn/ Chờ cho trăng lặn… . Nhóm bạn trong chuyến đi chơi Đà Lạt thi thêm bốn chữ còn lại. Không biết Hoàng Minh nghĩ sao, khi tôi vừa đọc là nó bịt miệng tôi khiến tới giờ câu thơ còn bỏ ngỏ. Tú còn kể anh đồng nghiệp gặp tai nạn trong giờ lên lớp. Trong giờ toán đố lớp một, thầy nói năm nay thầy sinh đôi, rồi thầy sinh thêm một em bé. Vậy thầy có bao nhiêu con? Cả lớp im phăng phắc tới con ruồi bay còn nghe. Thầy nóng ruột hỏi trò Tí. Tí im lặng. Thầy gợi ý hai với một… Trò Tí nói bằng không. Thầy ngạc nhiên. Trò nói tiếp là má con nói chỉ đàn bà mới sinh con! Mới lớp một mà trò Tí giỏi thiệt. Tú còn kể do nhà có làm ruộng, có họp câu lạc bộ nông dân. Có nông dân nọ bực tức vì nhiều kẻ mồm mép tới bán thuốc, bán phân chất lượng kém, nên ông đăng đàn có ý kiến phải cảnh giác bọn xấu. Ông nói: Tui là nông dân chất phát thiệt tình, không biết xài tiếng hoa mỹ, tui thấy gì, biết gì thì nói nấy chắc ăn như cu đâu dái đó. Bà con hãy coi chừng bọn tiếp thị lừa đảo, khoe phân tốt, thuốc xịn…Kết cục chỉ là bọn ăn đàng sóng nói đàng gió, như vú một nơi l.. một ngã … Mấy cô có mặt ngồi gần đó tới bịt miệng, kéo ông ta ngồi xuống. Ổng ngơ ngác còn ráng la lên bộ mấy bà cùng phe bọn tiếp thị dỏm hả ???
Tú kể hồi nhỏ ba thương Tú nhất, nên mỗi khi đi đá gà, ba Tú dắt Tú theo. Tuổi nhỏ dễ nhớ. Nên riết Tú cũng biết cách chăm sóc gà chọi, biết nhìn tướng gà đá hay…Thậm chí Tú tự ôm gà đi đá nữa. Riết rồi bạn trang lứa trong xóm, trong lớp kêu Tú bằng Tú cựa. Kêu hoài thành danh. Ra chợ học, ít người biết nên mới bỏ được tên ngộ nghĩnh đó. Ba mất, chỉ để lại cho Tú hai bộ cựa gà và ba cây kéo inox để tỉa lông gà chọi, coi như Tú là truyền nhân của ba, với lời dặn là khi nào con rảnh thì tập lại nghề của ba. Tú nói lâu lâu lấy mấy cây kéo ra lau, còn mới lắm. Chừng nào Tú về hưu sẽ tập lại nghề nuôi gà chọi. Tú còn kể lúc còn con gái, ở gần nhà Sơn cận. Má Hút Sơn có ý thích Tú, tính ráp Tú cho con trai mình. Nhưng tính Tú dạn dĩ như con trai, lớn tiếng thậm chí hay cải vả nữa, ít nhiều làm nãn lòng những người mẹ quá chu đáo. Tú nói nhờ vậy nên đỡ khổ, chớ nhìn bộ xương cách trí của Sơn hiện nay thấy thương tâm! Là hiệu trưởng nhưng Tú vẫn được coi là nông dân chính hiệu. Hôm bạn cùng thời là Ngọc Ánh và nứng Sâm từ Mỹ về chơi ở vườn me Mỹ Xuyên, Tú trỗ tài chài cá hết sức điệu nghệ (khiến cả hồ cá bỏ ăn ba ngày). Được khen nở mũi, Tú lại còn khoe có thể trèo hái dừa nữa chớ! May dừa trong vườn không có cây nào cao. Nếu có, bữa đó có cấp cứu như chơi. Tôi hẹn Tú hai tháng nữa me chín tới leo me, cành dai và thấp, cho chắc ăn, lỡ té gần có người chờ ẵm dưới cây! Dĩ nhiên hôm Tú leo me phải nhắn nứng Đồng theo bằng được để nứng Đồng có cơ hội trổ tài làm anh hùng cứu mỹ nhân.
Cô hiệu trưởng này hết lòng với học trò. Hầu hết học trò là người Khmer cuộc sống còn khó khăn, đôi lúc không có tập vở đi học nữa. Tú phải tìm nơi xin tài trợ. Nghe vậy, tôi cũng tiếp tay, ít nhiều giúp bạn mình nuôi được lửa nhiệt tình trong tim. Mấy năm trước Tú được thuyên chuyển qua làm hiệu trưởng một trường khác xa nhà hơn, để vực dậy tình hình dạy và học ở trường này. Làm tốt công việc đôi khi thành…thiệt thòi. Vì chỗ làm xa hơn mà Tú không biết chạy xe gắn máy, nên nứng Đồng phải tốn công đưa rước hàng ngày. Trong rủi có may, nhờ đó Tú có cơ hội giám sát (hay cọ sát) nứng Đồng hơn! Do nơi nhậm chức mới thuộc vùng khó khăn, đồng lương được tăng thêm rất nhiều bù đắp cho phần vất vả kia. Nhờ vậy, có lần Tú nhận bù tiền trợ cấp tới mấy chục triệu đồng, Tú khoe thoải mái đi làm lại răng, khiến như trẻ đẹp lại hơn. Từ đó có tên Tú tiểu muội! Ngoài chuyện ham vui, thích đi dự các buổi họp mặt các bạn, Tú còn cùng ông xã hay rủ các bạn vô nhà mình bày trò đong rượu. Cảnh hù từ Mỹ về từng vô nhà Tú chài cá hủn hỉn kho tiêu. Cảnh chài cá điệu nghệ không thua Tú và đong rượu đổ bình cũng không kém Tú. Còn các bạn hay tới nhà Tú nhân ngày cưới, giỗ là bình thường.
Cuối tháng hai rồi, ngày sinh nhật cũng là ngày nghỉ hưu của Tú. Tôi bày chuyện mừng ở nhà tôi. Buổi họp mặt đó có cả chị Bạch Tuyết nhân dịp từ Mỹ về ăn Tết. Tú và nứng Đồng uống rượu hết sức vui vẻ, vui đến nổi nứng Đồng là Độc Cô Cầu Bại bàn rượu mà hôm đó cũng phải xin cho nằm nghỉ. Do hưu, mất tiền trợ cấp vùng xa nên chỉ còn hơn ba triệu đồng hàng tháng, nhưng Tú khoe là nứng Đồng hứa cất cái phòng karaoke để Tú có dịp la hét tự nhiên để không buồn vì không còn học trò để lớn tiếng nữa. Nghỉ lại, nứng Đồng tính rất hay, bắn rất giỏi, một mũi tên trúng tới…ba đích, vừa giữ chân Tú ở nhà vừa không phải lúc nào cũng nghe ồn ồn từ Tú vừa được tiếng chăm lo bà xã nữa! Có phòng hát, Tú hét một mình chắc riết cũng chán, nên Tú nhắn các bạn là ai muốn song ca thì vô nhà Tú, miễn phí nhưng nhớ mang theo thùng bia hay chai rượu thì được hoan nghênh hơn!
Cô bạn hiệu trưởng vùng xa này giả từ nghiệp giáo khi sức lực còn tràn trề, tinh thần còn phấn chấn, lửa nhiệt tình còn đỏ thắm, uống rượu còn vô tư và điệu nghệ. Biết sao bây giờ, bởi đây là qui định, tới tuổi phải hưu. Bù lại, với tình hình này Tú sẽ sung sức nối lại nghiệp mà ba Tú nhắn gởi ngày xưa. Nhà Tú còn nhiều đất trống để đặt các lồng gà. Với sự đam mê như Tú kể, chắc Tú sẽ thành công lớn trong việc nuôi gà chọi. Và bạn xa nếu muốn thăm Tú mà không biết nơi, tìm hỏi đến nhà Tú, thì hỏi, không hỏi nhà Tú hiệu trưởng nữa, mà hỏi nhà Tú gà chọi sẽ có người chỉ cho. Riêng tôi nghỉ thỉnh thoảng, lâu lâu chắc Tú sẽ mời các bạn vô ăn món mới là ca ri gà chọi. Ca ri nấu bằng gà chọi rất ngon và hơi hiếm nữa, tôi sẽ không từ.
HQL
Tú kể chuyện nhà rất hồn nhiên. Lương giáo viên của hai vợ chồng eo hẹp. Dành dụm hoài chưa đủ cất nhà. Mua vật liệu xây dựng trữ dần để đó. Rồi Tú quyết định tự làm cho đỡ tốn kém. Công việc làm cột, xây, tô hai vợ chồng tự học, tự làm tất. Tú khoe vậy mà đẹp lắm, vừa chắc vừa rẽ nữa. Ai không tin vô nhà Tú coi. Tôi đã vô coi rồi, là nhà trệt nên chắc thiệt vì không thấy nức nẻ chỗ nào hết, nhưng nhỏ thôi. Nhà có vẻ chắc nhưng đường nét thì đâu bằng thợ được nên tường không phẳng, cột không thẳng, đủ cột nhưng còn thiếu kèo, thiếu đòn tay. Cũng may giông gió lớn không qua đây. Dẫu sao có cái che mưa che nắng, kín gió là Tú thấy mãn nguyện rồi, là đẹp trong lòng Tú rồi. Còn muốn đẹp thiệt hãy để đó từ từ tính. Tôi tới nhà nhân Tú mời các bạn tới chung vui cưới dâu cho con trai út. Tú cầm chai rượu gần hai lít làm chủ xị coi rất là khí thế bừng bừng, khiến không ít bạn nam ta chịu thua. Tú kể mỗi lần có tiệc nhà hay cùng chồng đi dự tiệc, thấy ông xã bị bạn bè ép uống rượu. Thương chồng, Tú xin phép uống thay, riết rồi rượu quen Tú nên tửu công Tú nâng lên mức thượng thừa lúc nào cũng không hay!
Con đã lớn, nên mấy dịp bạn bè tổ chức đi chơi Tú sắp xếp cùng dự. Có Tú là chuyến đi thêm tiếng cười, nên ai cũng muốn có Tú tham gia nghe Tú kể chuyện vui đời nhà giáo. Nhân giảng bài về thơ và vần, có học sinh hỏi cô cho thí dụ về vần ÔN. Học sinh nhỏ tuổi đâu biết gì nhiều, chắc học sinh này bị ai gà trước tính đánh đố cô giáo. Tú vẫn tự tin ứng liền bài thơ: Có em Hảo Lốn/ Leo núi Côn Lôn/ Đứng ngắm hoàng hôn/ Nghe tiếng biển ồn/ Bỗng gió nổi dồn/ Sấm chớp chân chồn/ Em hoảng mất hồn/ Trợt té bụi môn/ Rớt xuống dưới thôn/ Lồm cồm tỉnh giấc . Rồi cô Tú hỏi học sinh đó là em biết Hảo Lốn là ai không? Như là lời răn đe nhẹ nhàng, sau đó em đó học chăm chỉ hơn. Đọc tới đây cỡ các túi thơ Hoàng Minh, Thu Trang chắc còn bái phục Tú, nói chỉ em học sinh nhỏ tuổi. Cũng vần ÔN này, nhà văn Nguyễn Văn Sâm, tức nứng Sâm trong tập truyện Khói sóng trên sông xuất bản ở Mỹ của mình có hai câu lục bát bỏ dở là Vân Tiên ngồi dựa bụi môn/ Chờ cho trăng lặn… . Nhóm bạn trong chuyến đi chơi Đà Lạt thi thêm bốn chữ còn lại. Không biết Hoàng Minh nghĩ sao, khi tôi vừa đọc là nó bịt miệng tôi khiến tới giờ câu thơ còn bỏ ngỏ. Tú còn kể anh đồng nghiệp gặp tai nạn trong giờ lên lớp. Trong giờ toán đố lớp một, thầy nói năm nay thầy sinh đôi, rồi thầy sinh thêm một em bé. Vậy thầy có bao nhiêu con? Cả lớp im phăng phắc tới con ruồi bay còn nghe. Thầy nóng ruột hỏi trò Tí. Tí im lặng. Thầy gợi ý hai với một… Trò Tí nói bằng không. Thầy ngạc nhiên. Trò nói tiếp là má con nói chỉ đàn bà mới sinh con! Mới lớp một mà trò Tí giỏi thiệt. Tú còn kể do nhà có làm ruộng, có họp câu lạc bộ nông dân. Có nông dân nọ bực tức vì nhiều kẻ mồm mép tới bán thuốc, bán phân chất lượng kém, nên ông đăng đàn có ý kiến phải cảnh giác bọn xấu. Ông nói: Tui là nông dân chất phát thiệt tình, không biết xài tiếng hoa mỹ, tui thấy gì, biết gì thì nói nấy chắc ăn như cu đâu dái đó. Bà con hãy coi chừng bọn tiếp thị lừa đảo, khoe phân tốt, thuốc xịn…Kết cục chỉ là bọn ăn đàng sóng nói đàng gió, như vú một nơi l.. một ngã … Mấy cô có mặt ngồi gần đó tới bịt miệng, kéo ông ta ngồi xuống. Ổng ngơ ngác còn ráng la lên bộ mấy bà cùng phe bọn tiếp thị dỏm hả ???
Tú kể hồi nhỏ ba thương Tú nhất, nên mỗi khi đi đá gà, ba Tú dắt Tú theo. Tuổi nhỏ dễ nhớ. Nên riết Tú cũng biết cách chăm sóc gà chọi, biết nhìn tướng gà đá hay…Thậm chí Tú tự ôm gà đi đá nữa. Riết rồi bạn trang lứa trong xóm, trong lớp kêu Tú bằng Tú cựa. Kêu hoài thành danh. Ra chợ học, ít người biết nên mới bỏ được tên ngộ nghĩnh đó. Ba mất, chỉ để lại cho Tú hai bộ cựa gà và ba cây kéo inox để tỉa lông gà chọi, coi như Tú là truyền nhân của ba, với lời dặn là khi nào con rảnh thì tập lại nghề của ba. Tú nói lâu lâu lấy mấy cây kéo ra lau, còn mới lắm. Chừng nào Tú về hưu sẽ tập lại nghề nuôi gà chọi. Tú còn kể lúc còn con gái, ở gần nhà Sơn cận. Má Hút Sơn có ý thích Tú, tính ráp Tú cho con trai mình. Nhưng tính Tú dạn dĩ như con trai, lớn tiếng thậm chí hay cải vả nữa, ít nhiều làm nãn lòng những người mẹ quá chu đáo. Tú nói nhờ vậy nên đỡ khổ, chớ nhìn bộ xương cách trí của Sơn hiện nay thấy thương tâm! Là hiệu trưởng nhưng Tú vẫn được coi là nông dân chính hiệu. Hôm bạn cùng thời là Ngọc Ánh và nứng Sâm từ Mỹ về chơi ở vườn me Mỹ Xuyên, Tú trỗ tài chài cá hết sức điệu nghệ (khiến cả hồ cá bỏ ăn ba ngày). Được khen nở mũi, Tú lại còn khoe có thể trèo hái dừa nữa chớ! May dừa trong vườn không có cây nào cao. Nếu có, bữa đó có cấp cứu như chơi. Tôi hẹn Tú hai tháng nữa me chín tới leo me, cành dai và thấp, cho chắc ăn, lỡ té gần có người chờ ẵm dưới cây! Dĩ nhiên hôm Tú leo me phải nhắn nứng Đồng theo bằng được để nứng Đồng có cơ hội trổ tài làm anh hùng cứu mỹ nhân.
Cô hiệu trưởng này hết lòng với học trò. Hầu hết học trò là người Khmer cuộc sống còn khó khăn, đôi lúc không có tập vở đi học nữa. Tú phải tìm nơi xin tài trợ. Nghe vậy, tôi cũng tiếp tay, ít nhiều giúp bạn mình nuôi được lửa nhiệt tình trong tim. Mấy năm trước Tú được thuyên chuyển qua làm hiệu trưởng một trường khác xa nhà hơn, để vực dậy tình hình dạy và học ở trường này. Làm tốt công việc đôi khi thành…thiệt thòi. Vì chỗ làm xa hơn mà Tú không biết chạy xe gắn máy, nên nứng Đồng phải tốn công đưa rước hàng ngày. Trong rủi có may, nhờ đó Tú có cơ hội giám sát (hay cọ sát) nứng Đồng hơn! Do nơi nhậm chức mới thuộc vùng khó khăn, đồng lương được tăng thêm rất nhiều bù đắp cho phần vất vả kia. Nhờ vậy, có lần Tú nhận bù tiền trợ cấp tới mấy chục triệu đồng, Tú khoe thoải mái đi làm lại răng, khiến như trẻ đẹp lại hơn. Từ đó có tên Tú tiểu muội! Ngoài chuyện ham vui, thích đi dự các buổi họp mặt các bạn, Tú còn cùng ông xã hay rủ các bạn vô nhà mình bày trò đong rượu. Cảnh hù từ Mỹ về từng vô nhà Tú chài cá hủn hỉn kho tiêu. Cảnh chài cá điệu nghệ không thua Tú và đong rượu đổ bình cũng không kém Tú. Còn các bạn hay tới nhà Tú nhân ngày cưới, giỗ là bình thường.
Cuối tháng hai rồi, ngày sinh nhật cũng là ngày nghỉ hưu của Tú. Tôi bày chuyện mừng ở nhà tôi. Buổi họp mặt đó có cả chị Bạch Tuyết nhân dịp từ Mỹ về ăn Tết. Tú và nứng Đồng uống rượu hết sức vui vẻ, vui đến nổi nứng Đồng là Độc Cô Cầu Bại bàn rượu mà hôm đó cũng phải xin cho nằm nghỉ. Do hưu, mất tiền trợ cấp vùng xa nên chỉ còn hơn ba triệu đồng hàng tháng, nhưng Tú khoe là nứng Đồng hứa cất cái phòng karaoke để Tú có dịp la hét tự nhiên để không buồn vì không còn học trò để lớn tiếng nữa. Nghỉ lại, nứng Đồng tính rất hay, bắn rất giỏi, một mũi tên trúng tới…ba đích, vừa giữ chân Tú ở nhà vừa không phải lúc nào cũng nghe ồn ồn từ Tú vừa được tiếng chăm lo bà xã nữa! Có phòng hát, Tú hét một mình chắc riết cũng chán, nên Tú nhắn các bạn là ai muốn song ca thì vô nhà Tú, miễn phí nhưng nhớ mang theo thùng bia hay chai rượu thì được hoan nghênh hơn!
Cô bạn hiệu trưởng vùng xa này giả từ nghiệp giáo khi sức lực còn tràn trề, tinh thần còn phấn chấn, lửa nhiệt tình còn đỏ thắm, uống rượu còn vô tư và điệu nghệ. Biết sao bây giờ, bởi đây là qui định, tới tuổi phải hưu. Bù lại, với tình hình này Tú sẽ sung sức nối lại nghiệp mà ba Tú nhắn gởi ngày xưa. Nhà Tú còn nhiều đất trống để đặt các lồng gà. Với sự đam mê như Tú kể, chắc Tú sẽ thành công lớn trong việc nuôi gà chọi. Và bạn xa nếu muốn thăm Tú mà không biết nơi, tìm hỏi đến nhà Tú, thì hỏi, không hỏi nhà Tú hiệu trưởng nữa, mà hỏi nhà Tú gà chọi sẽ có người chỉ cho. Riêng tôi nghỉ thỉnh thoảng, lâu lâu chắc Tú sẽ mời các bạn vô ăn món mới là ca ri gà chọi. Ca ri nấu bằng gà chọi rất ngon và hơi hiếm nữa, tôi sẽ không từ.
HQL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét