Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

Những người bạn của tôi

    CÔ BẢY BỘ
    Dạo này nhóm bạn Hòang Diệu quê nhà gặp gỡ nhau nhiều hơn nên thân mật cởi mở hơn khi giao tiếp. Trên những chuyến chơi xa chung, ngồi xe cả ngày không phải làm cho người ta mệt mõi, qua đó mọi người có dịp gần gủi nhau nhiều hơn. Những tiếng cười thỏai mái liên tục khiến mọi người thêm dạn dĩ, nói năng bạo dạn hơn. Sóc Trăng đi Vũng Tàu mất tám tiếng. Vũng Tàu đi Đồi Sứ mất bốn tiếng và cũng ngần ấy thời gian về lại Sài Gòn…Những quãng thời gian dài đó là dịp mọi người góp tiếng, góp công để mọi người được “mở quai hàm” thư giản.
    Hòang Minh và Tú thường là người mở đầu cho bao chuyện gây cười. Qua từng chuyến đi có thêm các bạn khác góp sức, như Chuôn, Hạnh, Thu và cả Trí Hiền. Trí Hiền ít góp tiếng nhưng có góp công thêm gia vị cho các chuyến đi. Cô chủ chùa chắc có đọc Tây Du Ký. Xưa Tam Tạng đi thỉnh kinh thấy chùa là vào lễ Phật, nay Trí Hiền đi chơi thấy cây xăng là đòi “đỗ xăng”. Khiến riết rồi lái xe thấy cây xăng từ xa là cho xe chạy chậm đợi tiếng yêu cầu của chủ chùa! Nói vậy không ý bêu rêu bạn. Chuyện “đỗ xăng’ là lẻ thường tình, nhất là người có tuổi. Chỉ nhắc ra đây như dẫn dắt thêm những tình huống vui vẻ tiếp theo. Thật ra chủ chùa đòi “đỗ xăng” còn do tại các bạn khác. Tú chủ xị…rượu trên xe, sau khi tự đỗ cho mình vài ly, tuyên bố: “Ai không uống thì xuống xe!”. Không biết do bị Tú hù hay thấy lạ lạ mà ai cũng chiều Tú. Trí Hiền “vô vô” mấy vòng là đòi “đỗ xăng” và đỗ thừa tại bị đỗ rượu! Hạnh cũng vui vẻ cạn ly, đỏ mặt. Hồng Võ ngồi kế bên tử tế nói: “ Hạnh buồn ngủ đừng ngã vô thành xe, xe dằn đau lắm, ngã vô vai tui nè!”. Không may cho Võ, Võ ngồi bên trái, Hạnh thuận ngã bên phải nên suốt chuyến đi về vai Võ còn khỏe mạnh bình thường. Hòang Minh chuyên kể chuyện lạ: “Có người đến thăm bạn nhậu, chỉ gặp hai trẻ song sinh con bạn ở nhà, đứa bụ bẩm vui vẻ, đứa ốm o nhăn nhó. Chàng ta suy luận, đến bên trẻ bụ bẩm, nói: “Chà! Con chắc được mẹ thương nhiều, bú nhiều hơn phải không?”. Không dè bé đó đáp: “Con chỉ bú sữa bò. Còn vú mẹ chỉ dành cho anh hai”. Chàng ta ngạc nhiên quay qua hỏi “anh hai”: “Ủa, con được mẹ cưng, bú sữa mẹ, sao lại ốm vậy?”. “Anh hai” nhăn nhăn nhát gừng nói: “Vú mẹ lúc thì hôi thuốc, lúc thì hôi rượu làm sao con bú được!”. Cười cho đã, Thu rút ra kết luận: “Vậy là thấy bé nào ốm ốm, nhăn nhăn là biết ba nó ghiền rượu bia hay ghiền thuốc!”. Còn chủ chùa nói: “Bắt tui cười hòai, tui đòi “đỗ xăng” nữa!”.
   Chắc không khì quá vui vẻ, Hạnh đã tự sự nói về những ngày xưa của mình. Hạnh kể sau 75 Hạnh đi học Trung cấp lương thực ở Vĩnh Long, rồi làm kế tóan nhà máy xay lúa, lập gia đình…Cuộc sống tạm ổn. Nhưng chuyện không vui xảy ra, gia đình không còn những ngày đầm ấm ban đầu….Hòang Minh, không biết hành nghề tư vấn gỡ rối lòng vòng từ bao giờ, nhảy vô góp ý: “Con trai nhẹ dạ lắm! Thấy gái trẻ đẹp, nói năng ngọt ngào là quên vợ nhà ngay! Bởi vậy, vợ giỏi là phải biết…tha thứ cho chồng, phải biết lựa lời tâm tình khuyên nhủ chồng. nếu không thì tan vỡ như chơi!”. Nhà tâm lý càn này không biết có đọc sách nào không hay chỉ rút ra từ ý chí bản thân…mình. Minh còn “khuyên nhủ” nhiều điều khác nữa, khiến Hồng Võ im re. Chắc trước kia, Hồng Võ từng tư vấn Hạnh những điều trái ngược Hòang Minh.
   Không để thua kém Minh, nhất là trước mặt Hạnh, Hồng Võ tung ra tin sốt dẻo: “Để bỏ chữ quê mùa do Hòang Minh gán ghép, lần đi chơi này Ngọc Hạnh mang theo tới bảy bộ đồ!”. Hạnh cười, như thừa nhận đã xì tin này cho Võ, rồi cô ta phàn nàn là chương trình đi thay đổi hòai, ngồi xe cả ngày, không có dịp khoe đồ mới! Tiếng cười lại rộ lên. Hạnh cũng vui cùng bạn. Lực, chắc để vớt vát vì đã khiến bạn không như ý, đã góp ý là đêm cứ bốn tiếng, Ngọc Hạnh thức dậy thay đồ mới một lần, bảo đảm xài hết đồ mang theo! Không biết Hạnh có “thử” theo tối kiến của Lực không, tới sáng ra về các cô tám hết đồ mặc, phải vô siêu thị mua “đồng phục” khá đẹp cho bọn con trai lé mắt. Nhờ đó Hạnh bỏ được hai chữ “quê mùa”, nhưng giờ lại có thêm ba chữ mới” cô bảy bộ”.
                                                                                                                        HQL

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lâm Thanh Sơn Tết Đoan Ngọ nhăm ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm là một ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam,...