Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Giới thiệu

          Hình chụp lúc giờ ra chơi, người chụp cố ý chọn hình những bạn nữ, các bạn nữ lớp tôi ai cũng thùy mị và có nét đẹp riêng. Trong hình này người tay tỳ lên má chính là cô gái tóc oăn Triệu Thị Kiển nhà ở Vũng Thơm, kế bên là Bạch Thủy quê ở Kế Sách, kế nữa là Hồng Thủy nhà ở Ngã Ba An Trạch và Kim Vân nhà ở bến xe Bạc Liêu cũ.Bàn thứ hai người đang cầm cuốn tập dò bài là Mạch Thị Hoài Lan quê ở Cổ Cò, nhà ở số 35 đường Nguyễn Bĩnh Khiêm ngang chùa một mắt, kế bên là Mỹ Dung nhà ở Ngã Ba An Trạch, kế Mỹ Dung không thấy mặt chắc là Nguyễn Thị Rảnh. Ngồi phía dưới nhìn không rõ lắm chắc là Ngọc Hạnh quê ở Vũng Thơm.
       Các bạn nam bên kia thấy mặt được hai người, đó là Nguyễn Ngọc Bảy và Tiêu Minh Hổ. Qua khung cảnh hình nầy cách đây 40 năm, thấy nam nữ còn phong kiến cách biệt lắm, không ồn ào, không ngồi kế nhau nói chuyện hoặc chạy đùa giởn hớt như bây giờ. Giờ ra chơi một số bạn đi đâu đó, đa số ngồi trong lớp, các bạn nữ trông đã ra vẽ con gái chuẩn mực, con trai trông còn trẻ con lắm.

 
           Hình nầy có mắt buồn pensée Nguyễn Thị Rãnh, khuôn mặt của Rãnh bây giờ vẫn vậy ( buồn xa thăm thẳm ), kế bên là Hồ Hưng Phát hồi đó ít nói chuyên bây giờ nói nhiều lắm. Hai người đẹp nhất nhì lớp chơi thân nhau là Ngọc Hạnh và Hồng Lợi, có mái tóc đen huyền, sao hồi xưa con gái tóc nhiều quá và bồng bềnh, sóng dợn. Ngồi sau lưng Hồng Lợi là Mỹ Duyên và Phan Thị Kiệp, hai người nầy biệt tích giang hồ không gặp mặt. Mấy đứa con trai phía sau là Qúach Khánh Phước, Lê Minh Phương, Lê Hoàng Tân. Hai đứa sau cùng là Đinh Công Trí và Hồ Quốc Lực.
           Bình luận: Sao hồi xưa con trai con gái kín đáo giữ kẽ với nhau quá trời. Ngồi đó mà chẳng thấy một nụ cười, chúng ta chỉ mới 16 – 17 tuổi dường như đã mất đi cái vẽ hồn nhiên. Chắc chắn đây là giờ ra chơi, vì còn nhiều người không thấy như Chuôn Yến Huyên.

 Tổ chức liên hoan hè 1973 sau vườn nhà Trần Huỳnh Thái. Buổi liên hoan nầy đã để lại những kỷ niệm khó quên, sau nầy thời gian đã trôi xa, dù các bạn trong lớp phiêu bạc xứ trời nào, gặp nhau ngồi nhắc nhớ thường nói đến khu vườn mình tổ chức liên hoan mùa hè năm ấy. Trong hình không thấy các bạn nữ, chắc lo nấu nướng, hình cũ các bạn từ từ nhận diện, có một bạn bên phải tay chóng nạnh là Trần Kim Đức đã mất lúc còn rất trẻ khoảng năm 1974 – 1975.



              Lớp đi chơi ở Phú Tâm ra ruộng chụp hình,trông ai cũng hồn nhiên tươi trẻ, nhưng ai có biết đâu chúng ta như một đoàn người xuất hiện rồi sẽ từ từ biến mất, thời gian là kẻ thù số một, sinh bệnh lão tử là qui luật không tránh khỏi. Cô bạn có nụ cười tươi, vị trí thứ tư dãy nữ từ trái qua phải là Kim Thai đã mất sau một căn bệnh ung thư vào khoảng năm 2002 Bạn vị trí thứ nhất dãy nam lả Khả Trung cũng đã mất sau một căn bệnh ung thư vào khoảng năm 2003. Buồn….
Đi chơi ở bải biển Mỏ Ó
Bải biển Mỏ Ó

Lớp đi chơi  Ngã Ba An Trạch, đến nhà Mỹ Dung được mời ăn nước đá đậu chang nước cốt dừa. Trong hình trên đường về Sóc Trăng, từ trái sang phải gồm Tấn Trung; Đinh Công Trí; Lý hoàng Minh; Vũ, Lê Hoàng Tấn; Huỳnh Thái và Hồ Quốc Lực.
Liên hoan hè 1973 tại nhà Thu Vân, trong hình có Thầy Nhiều, Thầy Phước, Thầy Đỗ Như Thắng ( Thầy Thắng đã mất )









    

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Giới thiệu

            Nghe từ ngữ xài bên đá banh, thế hệ vàng là thế hệ cầu thủ khá đồng đều, có bản lãnh, đạt nhiều thành công và ít nhiều nổi trội hơn các thế hệ trước hay sau đó. Học người, mấy bạn cùng thời tôi, dĩ nhiên đều là dân bạc đầu, ngồi tám sáng cuối tuần ở những quán cà phê vườn, cũng bày nhiều tình huống để cùng nhau nhăn nhó mò trong trí óc đầy bụi bặm của mình câu trả lời có vẻ ta đây là hiểu biết hơn.
-         Ê, cây ngọc lan tao trồng khoảng 5 năm, mới có bông mấy mùa, là tự dưng héo lá, đi luôn?
-         Ê, cây sa kê trước nhà tao sao chậm lớn quá?
Những câu đại loại thuộc lĩnh vực thực vật là S bán hoa, chuyên nghiền ngẫm hoa kiểng, học vấn tú tài, người ốm, kiếng cận, tóc rối, lên tiếng giải thích liền với kiến thức, với câu chữ phức tạp không thua một kỹ sư trồng trọt nhiều kinh nghiệm.
-         Dạo này ông B ngồi uống cà phê bàn bên kia sao thấy buồn bã quá?
-         Nghe nói ông C sắp chuyển chỗ phải không?
Những câu có tính thời sự là thầy K bi da, bởi thầy này thích tìm niềm vui và thường trực ở bàn bi da, bàn cờ tướng, bàn cà phê… ngoài giờ hành chánh, thể hiện mình là tay săn thông tin nghiệp dư. Với mái tóc bạc trắng, vẻ mặt chuyển qua trầm ngâm, tỏ ra một chút nghiêm túc, K từ từ tuôn ra những tin tức cóp nhặt từ môi trường đa dạng của mình. Mà tin trúng không hè. Chuyện này làm tôi nhớ lại có lần lãnh đạo chính phủ sắp tới thăm địa phương, tôi chẳng hay nhưng mấy anh honda ôm lại biết mới lạ!
Nói về tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp tê liệt vì nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân quản trị kém thì một bạn thao thao chuyện quản trị vi mô tưởng chừng như đang được nghe chuyên gia nói, dẫu anh chàng này đã tốt nghiệp đại học, nhưng chuyên ngành kỹ thuật chưa qua ngày học quản trị nào!
Nói chung, nhóm bạn cùng thời tôi gì cũng nắm vững, chỉ có đồng tiền nắm hoài chưa dính mà thôi.
Từ những chuyện bâng quơ vô thưởng vô phạt này, một bạn bỗng dưng tóe lên ý tưởng mới mẻ, nói như khóa học mình là thế hệ vàng của nhà trường! Chắc bạn này thấy rằng là mỗi buổi gặp nhau cuối tuần, chuyện đông tây kim cổ đều có bạn tỏ vẻ uyên thâm, nên bỗng dưng thấy cả đám đều đầy chất trí tuệ, và nhìn ra bốn phương tám hướng thấy bạn cùng thời mình cũng sung không thua kém. Cũng may, thời buổi quá khó khăn, chưa có nhiều của để nên chưa ai có ý tưởng phải lo trước hậu sự mình như chuyện ba chàng ngốc làm thơ trong kho tàng truyện dân gian.
Dong dài để thêm chút mua vui. Thật ra khóa 68-75 Hoàng Diệu có những điểm khá thú vị. Khóa này vào trường và rời trường giữa hai sự kiện lớn Mậu Thân 68 và tháng 4/75. Thời gian tại trường, khóa này ít bị xáo động như những khóa học trước, động viên vào quân trường khiến việc học bị mất phương hướng, thiếu tập trung. Nếu có rơi vào tình huống này chỉ là số hiếm hoi do đi học trễ tuổi. Khóa học diễn ra khi việc tổ chức và điều hành nhà trường đang ở cao điểm nề nếp; thầy cô được chọn lọc đủ đức đủ tài; học trò cũng được tuyển chọn từ tất cả trường tiểu học trong tỉnh qua kỳ thi hết sức nghiêm túc (thật ra khóa nào cũng phải trải qua kỳ thi vào trường hết sức nghiêm túc); tinh thần tôn sư trọng đạo được học trò thấm nhuần và đề cao… Học sinh thời ấy không ấu đả, không cãi vã, không bia rượu, chỉ có vài bạn tỏ vẻ sành đời loay hoay với điếu thuốc không biết cầm như thế nào cho… sành điệu! Sự kiện tháng 4/75 tác động mạnh tới mọi ngõ ngách, dĩ nhiên khóa học này không tránh khỏi, một số rời trường sớm, số đông tham gia kỳ thi tú tài sau đó nhưng số đậu không nhiều. So với thời kỳ cận điểm vàng 4 số 9 (có dấu phẩy ở giữa) hiện nay thì tỉ lệ đậu tú tài lúc đó là chuyện không tưởng. Như vạn vật tuần hoàn, có hợp có tan, đến lúc khóa này phải hòa vào dòng chảy xã hội. Chẳng may, những năm sau đó đầy khủng hoảng, nhân tai lẫn thiên tai, tạo thêm sóng lớn khiến dòng chảy đẩy xô các bạn tứ tán, dạt trôi góc biển chân trời. Có lẽ năm 80 là thời điểm để các bạn ngóc đầu tạo dựng lại tương lai mình, cũng có bạn có cơ hội trước nhưng cũng có bạn sau đó mới trở mình. Năm này cũng là lúc các bạn trong nước tốt nghiệp đại học. Tiếp theo là 25 năm dài vằng vặc bươn chải với đời. Bạn trong hay ngoài nước đều dồn thời gian vào cuộc mưu sinh và chăm lo người thân mình. Có bạn thành công viên mãn nhưng cũng có bạn lỡ vận sa cơ. Từ sau năm 2005, khi đã ổn định cuộc sống, khi đã tới tuổi tri thiên mệnh, các bạn mới có ít nhiều thời gian trống để ngẫm nghĩ về quá khứ, tương lai, mới có ít nhiều hồi tưởng thời cắp sách. Các bạn quê nhà từng bước giảm áp lực mưu sinh, nên ở những lần tình cờ gặp nhau câu chào hỏi được kéo dài hơn. Rồi ly cà phê, buổi ăn sáng, buổi dự chung một lễ cưới hay ma chay nào đó là sợi dây vô hình dần dần nối kéo tình thân lại; rồi nâng lên những buổi rượu bia, vui chơi chung đâu đó tô thắm thêm tình thân cũ. Các bạn xa đã có tích lũy để có thể về thăm quê hương xứ sở, thăm bạn nhiều hơn. Sợi dây tình thân xưa các bạn cũ trong ngoài nước dần nối lại. Ban đầu qua internet, rồi khi có cơ hội gặp mặt nhau, tiếp theo là những chuyến chơi chung…
Cái nghĩa cái tình các bạn khóa học 68-75 cứ tà tà phát triển và bạn cũ tìm về làm quen lại (còn quen trước đó là từ năm 68) qua từng năm. Cuối năm 2009, ở một buổi tám cuối tuần trong bối cảnh trời trở lạnh, lòng người hay lắng đọng, một sáng kiến tầm cỡ (!) là rủ nhau họp mặt đầu xuân toàn khóa. Dĩ nhiên ai cũng thấy… thèm! Ban đại diện tự phong (hành động tự phát đáng khen, bởi trong tình hình đó tự phong là tự mang gông công việc vào cổ!) huy động toàn bộ mối liên hệ, mối quan hệ truy tìm địa chỉ của tất cả bạn cùng khóa đang trôi xa tận vùng quê sâu hay tận vùng đất Mũi. Đã ba lần họp mặt đầu xuân diễn ra trong ấm cúng, không chỉ có bạn cũ mà còn có thầy cô xưa; thậm chí những đồng môn khác khóa hay tin cũng xin vào dự ké, đồng môn ngoài nước vế quê ăn Tết sẵn dịp tham gia, hòa niềm vui chung. Gặp nhau, tay bắt mặt mừng, rượu vô lời ra, các bạn biết nhau nhiều hơn và thông tin bạn xa trên internet, các bạn khóa 68-75 có thêm nhiều khám phá về… mình, với mấy nét đặc biệt là:
-         Khóa học có bạn chọn nghề giáo nhiều nhất. Bởi sau 75 chỉ có chỗ này dễ vô nhất. Nhưng nay phần hưu, phần bỏ việc nên tỉ lệ này thấp rồi.
-         Khóa ham viết văn, làm thơ nghiệp dư nhất! (chắc ảnh hưởng nghề nghiệp). Trên đặc san 2012 CHS HD có cả chục bạn rủ nhau hùn bài viết.
-         Khóa có nhiều bạn ham ca hát nhất! Ai tới dự NGÀY HỘI TRƯỜNG ngày 23/9/2012 sẽ thấy cả 7 bạn nữ cùng nhau tạm bỏ chồng bỏ con, tập chung bài hát cả tháng để giúp vui cô thầy bạn cũ!
-         Khóa có tổ chức họp mặt bạn bài bản nhất.
-         Khóa có sự tương trợ bạn hoàn cảnh khó khăn thuộc mức tốt nhất.
-         Khóa có bạn ở nước ngoài nhiều nhất, khoảng 50 bạn (nhờ vậy có tiềm lực trợ giúp bạn trong nước gặp khó).
-         Khóa có tinh thần hướng ngoại mạnh nhất. Hơn 300 bạn cùng thời chỉ có mấy cặp bất đắc dĩ nấu cơm ăn chung, dù thời đi học có vô số mối tình hoa mộng!
-         Khóa có nhiều bạn ham lo chuyện vui chung nhất. Có 3 bạn trong Ban điều hành hội CHS HD Bắc Cali, 3 bạn tương tự ở Nam Cali, 3 bạn tương tự trong Ban LLCHS HD Sóc Trăng.
-         Thật ra khóa này không chỉ ham thiện nguyện, ham ca hát, ham mơ mộng mà còn ham học nhất. Số CHS cả trường nay là tiến sĩ không nhiều nhưng khóa này có tới 3 bạn. Còn thạc sĩ như hoa lá mùa xuân! Khóa này còn có bạn ham làm nhất nữa, chứng minh là có bạn được danh hiệu Anh hùng lao động trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển thủy sản.
Rõ ràng khóa học 68-75 có nhiều chuyện khác các khóa khác, dẫu chưa biết                 có phải hay hơn không nhưng người trong cuộc thường chủ quan nên nhóm 68 hay tám mới dám tự phong khóa học mình là thế hệ… vàng của trường Hoàng Diệu!
Vàng thật hay giả hoặc vàng mấy tuổi phải để đồng môn cân đong phán xét. Nhưng ai mà rảnh cho thời gian đãi cát này! Mà dẫu sao nhóm 68 dám tự sự về mình cũng là một cử chỉ đáng ủng hộ. Bởi nếu các khóa học khác cũng đều có đôi điều về mình thì đồng môn chúng ta có cơ hội hiểu biết nhau nhiều hơn, nhất là mặt mạnh của nhau. Qua đó tình đồng môn được dịp kết nối nhau rộng rãi hơn, bạn nhiều hơn, cuộc sống thêm phong phú, nhiều sự vui vẻ hơn. Cuối cùng là tôi không quên cám ơn các nhà thông thái khóa 68, hãy tiếp tục với sự nghiệp hay nhăn nhó vò đầu cuối tuần bên ly cà phê của mình đi. Hay nhăn nhó vò đầu cũng là cử chỉ thường thấy ở Tề Thiên, cũng là tuổi cầm tinh của hầu hết bạn nhóm này! Đó cũng là một liệu pháp tập thể dục để máu tuần hoàn não tốt hơn, có ích cho sức khỏe tuổi heo may của mình!
                                                                       TÁM NỔ

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Quê hương Sóc Trăng

           ĐÌNH THẦN NĂM ÔNG


            Năm 1859 lãnh binh Trần Văn Hòa và phó lãnh binh Võ Đình Sâm được triều đình cửa dẹp loạn lực lượng nổi dậy ở phủ Ba Xuyên. Hai thủ lãnh lực lượng nổi dậy chống triều đình là Trần Lâm và Sơn Tốt sau năm 1841 lần lượt hy sinh, nhưng các thuộc hạ vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh dai dẳng hơn 20 năm, quân số có lúc lên đến 6000 người. Lúc bây giờ quân triều đình đang đóng ở phủ Ba Thắc tức Bải Xàu, Trần Văn Hòa bị phục kích rơi xuống hầm sâu tại ấp Sóc Vồ và bị chém đầu. Vỏ Đình Sâm lên thay, một thời gian sau rút quân về Bình Thủy. Kể từ năm 1867, quân lính dưới trướng Vỏ Đình Sâm không còn thuộc triều đình nữa mà là lực lượng nghĩa quân chống Pháp và bọn cường hào ác bá. Nghĩa quân chạm trán với quân Pháp nhiều trận dữ dội. Năm 1868 tại Ba Láng – Trà Niềng quân Pháp càng đàn áp mạnh hơn. Cuối cùng vì sức yếu thế cô, Võ Đinh Sâm và những nghĩa quân trung kiên đã đền xong nợ nước trong một trận tử chiến oanh liệt. Người dân tại phủ Ba Xuyên thương nhớ kính trọng hai vị tướng lĩnh Trần Văn Hòa và Võ Đình Sâm lập đền thờ tại Phường 5 TP Sóc Trăng. Tại Vũ Đế Thánh Điện ở TP Sóc Trăng trước đây có miếu thờ Quan Thánh ( Quan Công, Quan Bình, Châu Xương ) của người Hoa. Sau này cả hai nơi thờ xuống cấp, người Hoa và người Việt sát nhập hai ngôi đền thành một, gọi là Võ Đế Thánh Điện (Hoa) hay Đình Năm Ông (Việt).


Chú thích:
- Tư liệu sưu tầm: Năm Đinh mão 1867 ông cùng Thống chế Bút lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Láng Hầm - tức vùng Ba Láng - Phong Điền ngày nay, thuộc xã Nhơn ái, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc Q. Cái Răng, Cần Thơ). Nhóm ông giết chết Cai tổng Định Bảo là Nguyễn Văn Vĩnh tại Phong Điền, rồi rút lui về An Giang, phân tán mỏng sang Vĩnh Long, Định Tường. Về sau chẳng rõ ông còn mất thế nào, riêng Thống chế Bút bị Trần Bá Lộc giết tại Sa Đéc.
Cử nhân Phan Văn Trị lúc bấy giờ có mặt ở An Giang, làm đôi câu đối ghi thuật về Võ Đình Sâm và cái chết của Cai tổng Vĩnh:
"Võ kiếm xung thiên, Ba Láng giang đầu lưu hận huyết;
Văn tinh lạc địa, Trà Niềng thôn lí đái sầu nhan."
Nghĩa:
Gươm võ xông trời, đầu vàm Ba Láng lưu máu hận;
Sao văn rớt đất, trong xóm Trà Niềng nhuốm vẻ sầu.
Sách Monographie de Cần Thơ ghi:
"Đinh Sâm là Võ Đình Sâm mà người giết Cai tổng Vĩnh là Thống chế Bút, thuộc hạ của Sâm."
Như thế, Đinh Sâm tức Võ Đình Sâm. Vì chữ Đinh ắt là do chữ Đình (viết thiếu dấu huyền, như người Pháp thường ghi âm như thế). Và một điều nên biết nữa, đối với người chống đối chính quyền phong kiến xưa thường gán cho là họ Đinh. Còn như Ngô Sâm, thì lại là một người khác, chết 

- Ngày nay, Ba Láng thuộc quận Cái Răng (TP. Cần Thơ), và nằm giáp ranh với huyện Phong Điền. Trà Niềng là tên một con rạch nhỏ chảy trên vùng đất Ba Láng, nằm cách khu đền mộ của nhà thơ Phan Văn Trị khoảng vài trăm mét.
- Tư liệu tham khảo: Hội thảo khoa học lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Sóc Trăng trước 1945 – Tháng 12/2000



  LỊCH SỬ VIỆT NAM 1. Thời kì nguyên sử ( 2879 – 111   CN • Năm 2819 trc CN : người Việt cổ hình thành (lấy tTtên Bách Việt) • Chiến t...