Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Văn - Truyện ký



      Thưở còn ngồi dưới mái trường Trung Học Công Lập Hoàng Diệu, Thầy Trần Phạm Hiếu của chúng tôi đã rất đắc chí khi dùng câu ngạn ngữ Pháp “Partir c' estmourir un peu” (ra đi là chết ở trong lòng một ít) để dẫn chứng cho những định nghĩa Triết học trừu tượng trong bài Tâm Lý Hoc “Cảm Xúc” mà Thầy đã dạy cho lớp chúng tôi vào năm tôi đang học lớp 12. Khi tôi vừa bắt dầu “xếp cuốc leng theo việc bút nghiên” cắp sách đi học trở lại nơi xứ người để làm anh “sinh viên già” sau gần hai năm trường gian khổ đi cày “như con trâu” với đủ các công việc lam lũ cực nhọc như xúc tuyết, rửa chén, làm vườn, lau chùi nhà vệ sinh… hầu có tiền để giúp gia đình còn đang sống ở Việt Nam, lúc đó tuổi đời của tôi đã qua tuổi sồn sồn “tam thập nhị lập” từ lâu lắm rồi. Sau hai
năm “thấm đòn Mỹ Quốc” với đủ các mùi vị “ra đi là chết ở trong lòng một ít” tôi lại được nghe lặp lại câu ngạn ngữ năm nào Thầy Hiếu đã đọc cho chúng tôi nghe bằng tiếng Tây. Nhưng lần này tôi được nghe qua giọng đọc thơ trầm bổng bằng tiếng Ăng Lê có pha trộn một chút hương vị cà ri nị của vị giáo sư người Ấn Độ dạy môn Văn chương cổ điển Anh khi ông đọc cho lớp English Composition 2 của chúng tôi nghe bài thơ “Leaving” của Edmond Harraucourt. Bài thơ đó như sau:

Leaving

To leave is to die a little

To die for what we love

To leave behind a little of ourselves

Wherever, we have been.

Bài thơ này tôi đã phỏng dịch ra Việt ngữ như thế này:

Ra đi là chết ở trong lòng một ít

Chết vì những kỷ niệm xa xưa mà chúng ta vẫn hằng ấp ủ yêu thương

Bỏ lại sau lưng những mãnh đời tan vỡ của chính chúng ta

Ở bất cứ nơi nào chúng ta đã từng sống....

Trong cuộc sống bon chen hằng ngày nơi xứ lạ quê người, tôi ít có dịp ôn lại những kỹ niệm xưa mà tôi vẫn hằng ấp ủ trong lòng. Một phần vì bận rộn mưu sinh trong bối cảnh cả thế giới đang điêu đứng vì nạn thất nghiệp, một phần do hoàn cảnh éo le cha già “năm bó gập” vẫn còn phải nuôi hai đứa con dại mà đứa nhỏ nhất mới bảy tuổi. Nhìn lại quãng đời đã qua rồi nghĩ lại, tôi nhận ra tôi vẫn còn may mắn hơn các bạn đồng môn Hoàng Diệu khác rất nhiều. Qua những lần gọi phone về quê nhà Sóc Trăng tôi được biết có rất nhiều bạn học vừa phải nuôi một bầy con dại vừa phải săn sóc người bạn đời (vợ hoặc chồng) đang bị mắc bệnh tâm thần như trường hợp của đồng môn Vương Văn Tỷ ở Vĩnh Châu hoặc đồng môn Trần Thị Lý ở Sóc Trăng. Nhưng đau lòng nhất là đã có những bạn đồng môn đã qua đời khi còn rất trẻ như Ngô Trọng Sơn (Pháp văn), Mã Thành Long, Nguyễn Văn Khải (Anh văn )... Riêng người bạn từ thuở còn thơ ấu Nguyễn Văn Khải của tôi đã qua đời cách đây đúng 27 năm khi mới tròn 27 tuổi !
       Khi tôi ngồi viết những dòng tưởng niệm này, rất có thể có rất nhiều bạn đồng môn Hoàng Diệu từng ngồi chung lớp vói Khải rất nhiều năm vẫn cứ lầm tưởng Khải vẫn còn đang sống đâu đó ở xứ người nhưng đã không chịu liên lạc với bạn bè. Không giống như các bạn đồng môn khác, tôi và Khải đã có rất nhiều gắn bó mật thiết từ lúc chúng tôi còn rất nhỏ. Niên khóa 1966-1967 tôi và Khải học chung lớp Nhì (bây giờ gọi là lớp 4) do Thầy Đinh văn Năm dạy tại trường Tiểu học Cộng đồng Đại Hải. Trường này lúc đó do Thầy Nguyễn văn Đàm làm Hiệu Trưởng. Thầy Nguyễn văn Đàm là thân phụ của chị Nguyễn thị Loan (HD 66-73) là bạn chí cốt của trò Trần ngọc Ánh (HD 68-75). Chị Ánh và Nứng Sâm có từng ghé thăm chị Loan tại Bà Quẹo quận Tân Phú Sài Gòn trong lần về thăm quê vừa qua. Khải, tôi và Nguyễn thị Kim Loan, hiện là Hiệu trưởng Trường Trung học Cấp 3 Đại Hải, luôn giữ đúng thứ bậc “top three” trong lớp của Thầy Năm. Khải luôn dẫn đầu lớp, tôi luôn đứng giữa và Kim Loan đứng hạng ba. Học đường đối với chúng tôi như ... chiến trường nên cả hai chàng họ Nguyễn không bao giờ làm mất đi thứ bậc.... “thông minh nhất nam tử” này. Trong trường Tiểu học Đại Hải tôi thuộc loại học khá nhưng cũng nổi tiếng phá phách. Hồi nhỏ tôi viết được cả hai tay vì tôi thuận tay trái và Thầy Năm hay
dùng cây thước kẻ gỗ “khẻ” vào tay tôi để nhắc tôi phải viết bằng tay phải. Tôi đã rình lúc Thầy ra khỏi lớp lén lấy cây thước của Thầy quăng xuống ao rau muống trong khu “Học đường viên” tại sân trường kèm theo lời “khủng bố hăm dọa”: “Đứa nào méc tao lấy thước của Thầy, tao sẽ vùi đầu đứa đó xuống ao rau muống”. Cả lớp hầu hết là những đứa học trò quê mùa hiền lành giống như Khải nên đâu có đứa nào dám hó hé khi Thầy Năm hỏi cây thước của Thầy đâu. Cây thước này mãi đến năm sau lúc dọn ao rau muống vào mùa khô học trò của Thầy Năm đã tìm lại được cho Thầy sau mấy tháng trời nằm sâu dưới bùn của ruộng rau muống. Lúc đó cây thước đã lên nước bóng loáng, đến khi đó lũ học trò nhí mới dám nói ra tên đứa học trò đã lấy thước của Thầy vì hắn đã bỏ quê bỏ xứ đi học trường khác rồi.
      Trong suốt năm học lớp Nhì chung với Khải, mỗi buổi sáng tôi lầm lũi cuốc bộ bốn cây số từ nhà đến trường Tiểu học tại Cống Đôi . Lúc đó nhà tôi nằm trên giữa đoạn đường từ cầu Ba Rinh đi vào Rạch Vọp. Đến chiều lại lủi thủi lội tiếp bốn cây số để trở về nhà bất kể trời mưa hay nắng. Vất vả nhất là những ngày trời mưa vì lúc đó tôi phải lấy cọng dây lác cột đôi dép Lào treo toòng teng trên cổ trong đoạn đường bùn đất lầy lội từ nhà ra cầu Ba Rinh. Rồi sau khi đến cầu Ba Rinh mới đi xuống bến đò của nhà máy xay lúa Ba Rinh để rửa sạch đôi chân gầy khẳng khiu dính đầy bùn đất. Sau đó mới dám “hạ thổ” đôi dép Lào từ cổ xuống chân vì đường nhựa quốc lộ nóng ran cháy giò, có tiết kiệm sợ hư đôi dép “sịn” thì cũng phải mang đôi dép vào. Đoạn đường này tôi đi chung với Khải và đã làm khổ Khải rất nhiều vì trong cặp da của tôi lúc nào cũng có sẵn cái giàng ná và thỉnh thoảng tôi hay giương cung tác xạ rất chính xác vào mấy trái bông gòn non trên mấy cây bông gòn trước cửa nhà của những ngôi nhà dọc quốc lộ hoặc đôi khi cao hứng “nẻ” vào mấy chú chó mực đang đi vơ vẩn ngoài đường làm chủ nhà nổi giận vác gậy chạy ra rượt hai thằng chạy... thục mạng và đã có đôi lần tụi tôi đã từng xém bị xe đụng.
      Giờ đây tuy sống nơi xứ người nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn kể lại câu chuyện “lội bùn đi học mỗi ngày” cho hai cô con gái cưng nghe để khuyến khích thế hệ thuyền nhân thứ hai hãy cố gắng chăm chỉ học hành nhiều hơn. Đến cuối năm lớp Nhì, một tai nạn thảm khốc xãy ra tại làng quê nghèo của tôi khiến Ba Má tôi đã phải cấp tốc chuyển tôi về học tiếp lớp Nhất tại thành phố Cần Thơ. Điều này làm tôi rất buồn vì tôi đã phải từ giã anh bạn nhỏ Khải của tôi để đi học xa. Mỗi buổi chiều năm lớp Nhì, sau khi đi học về và đã làm xong tất cả bài tập tôi thường lén Ba Má trốn ra bãi tha ma tại cuối làng để chơi đùa với đám bạn nhỏ cattle herder(giữ trâu) trong xóm vì trong số này có vài bạn học chung lớp Nhì với tôi. Có lẻ trong suốt cuộc đời của tôi, tôi sẽ không bao giờ quên được cảm giác khoan khoái khi đang ngồi trên lưng trâu lim dim nghe tiếng sáo diều của mấy ông cụ già người Bắc từ làng Quỳnh Cội kế bên làng tôi văng vẳng kêu vi vu trên bầu trời êm ả của cánh đồng quê. Nhưng tôi đã hoàn toàn mất đi cơ hội enjoy không khí thanh bình đồng quê đó sau một buổi chiều “kinh hoàng” vào mùa hè năm 1967. Vào ngày đó trong lúc tôi đang chuẩn bị “chuồn êm” vào nghĩa địa để chơi với mấy người bạn nhỏ, như tụi nó nói úp mở “hôm nay tụi mình sẽ có nhiều trò chơi hấp dẫn lắm”, thì bất thình lình Ba tôi đạp xe về tới nhà để kiểm soát bài vở của từng đứa con xem anh em tụi tôi học hành ra sao làm tôi phải ở nhà không được đi chơi buổi chiều. Khoảng xế chiều trong lúc tôi đang ngồi chơi với mấy đứa em tại mé đường trước cửa nhà thì một tiếng nổ

Tuổi thơ và trò chơi chiến tranh

thật lớn kèm theo một cột khói nhỏ bốc lên tại cuối làng làm mọi người trong làng phải ngưng hết mọi công việc đang làm để chạy đến bãi tha ma xem chuyện gì đã xãy ra. Sau đó dân chúng trong làng quê của tôi đã chứng kiến một cảnh tượng thật hãi hùng khủng khiếp giống như dân New York của Liên Hưng Thoại đã chứng kiến cảnh chết người hãi hùng trong ngày tòa Tháp Đôi bị sụp đổ năm nào. Dân chúng trong làng đã phải dùng võng (vì vùng quê nghèo làm gì có băng ca) để khiêng xác bảy người bạn nhỏ, trong đó có hai bạn học chung lớp với tôi và Khải, ra khỏi bãi tha ma. Chỉ có một bạn thoát chết vì đang bận đi đuổi trâu đang ăn cỏ ở ruộng lúa nhà người ta. Có thể kể thêm cả tôi là người cũng may mắn thoát chết vì Trời đã xui khiến cho Ba tôi đạp xe về tới nhà đúng lúc. Mãi về sau này qua người bạn nhỏ còn sống sót dân làng mới biết được tai nạn thảm khốc đã xảy ra là do trái lựu đạn M26 của ông Ba Lé trong lúc uống rượu say đã quăng trái lựu đạn ra để dọa vợ vì vợ ông đã không chịu làm mồi cho ông nhậu tiếp. Trái lựu đạn ông chỉ quăng để hù vợ nên không rút chốt ra đã lăn long lóc trên mặt đường và rớt xuống sông. Sau đó ông về nhà nằm ngủ vì đã quá say nhưng đám trẻ giữ trâu đã nhìn thấy trái lựu đạn rớt xuống sông và đã lén vớt lên đem ra nghĩa địa rủ nhau chơi “trò chơi chiến tranh” chết người của người lớn làm tai nạn thảm khốc xãy ra. Ông Ba Lé sau Tết Mậu Thân cũng đã theo Lưu Linh xuống âm phủ để ... nhậu tiếp vì ông đã chết vì trúng đạn M16 trong lúc gây lộn với một anh lính nghĩa quân tại đồn Cống Đôi. Sau biến cố trên, Ba Má tôi đã quyết định “tống cổ” tôi về Cần Thơ để cho các chú tôi lúc đó đang dạy học tại Trung hoc Công Lập Phan thanh Giản dạy dỗ dùm. Ba Má tôi rất tin vào lý luận của chú Sáu tôi: “Thằng con anh chị học không đến nỗi quá ngu dốt nhưng ngỗ nghịch lắm nên nếu anh chị không giao nó cho tụi em mà cứ để nó lội bùn đi học ở vùng quê này thì có ngày không bị súng đạn ăn thì cũng bị xe cán chết thôi”. Hiện giờ chú Sáu tôi là người đàn ông duy nhất trong cả hai bên dòng họ nội ngoại của tôi vẫn còn sống và hiện cư ngụ tại Philadelphia PA. Thỉnh thoảng trong những dịp đoàn tựu cuối tuần cô vợ gốc Sóc Trăng vui tính của tôi vẫn thường hay vui đùa nhắc lại câu nói này của chú Sáu mỗi khi có người nào trong dòng họ lỡ mồm miệng khen vợ tôi đã “khéo chọn” được ông chồng hiền lành để chứng minh rằng tôi chỉ hiền lành “sau khi” có vợ chứ thuở ấy xa xưa tôi cũng từng là thứ “lựu đạn” chứ không hiền lành đâu. Thế là lần thứ nhất tôi đã phải xa người bạn nhỏ hiền lành của tôi để chuyển về học lớp Nhất tại CầnThơ. Tôi đã vào học lớp của Thầy Phạm văn Út tại trường Tiểu học Cộng Đồng Thới Thạnh mà dân địa phương thường quen gọi là trường cầu Rạch Ngỗng. Thầy Út nước da hơi ngâm đen, tướng người rắn chắc và rất quý cậu học trò Bắc kỳ nho nhỏ tánh tình hoạt bát vui vẻ từ Cống Đôi mới chuyển về. Tuy nhiên giọng nói “Bắc kỳ cục” của đứa học trò này đã làm náo động lớp Nhất A của Thầy. Trong giờ ra chơi, lẫn lộn trong những tiếng la hét vui đùa Thầy đã nghe được những câu vè chọc ghẹo cậu học trò nhỏ này chẳng hạn như:

Bắc kỳ con, bỏ vô lon kêu chít chít, bỏ vô đít ... hết kêu.

Nam kỳ ăn cá bỏ xương. Bắc kỳ lượm lấy kho tương ăn dần.

Bắc kỳ ăn cá rô cây. Ăn nhằm lựu đạn chết cha Bắc kỳ ...

        Nghe đến câu thứ ba này thì cậu học trò Bắc kỳ nho nhỏ mới chết hụt vì ... lựu đạn đã nổi máu ... du côn lên và sắn tay áo lên “oánh lộn” túi bụi với đám bạn đồng môn nhí đang giỡ trò “ma cũ bắt nạt ma mới”. Học thì ít, oánh lộn thì nhiều, bạn hiền Nguyễn văn Khải thì đang sống ở cách xa hơn bốn chục cây số chứ đâu còn ở gần bên để can gián nữa nên kết quả học tập năm đó của tôi đã tuột dốc ... thê thảm. Đang từ “top three” tuột xuống còn “top ten”. Đến cuối năm lớp Nhất lúc tôi nộp đơn thi vào lớp Đệ Thất của trường Trung học Phan thanh Giản, chú Sáu tôi đã “phán” một câu nghe thật kém ... lạc quan: “Thi thì thi cho vui thôi chứ gần 4000 học trò lớp Nhất thi mà chỉ chọn ra tám lớp Đệ Thất 480 người mà cháu thì học xuống dốc quá nên cũng khó đậu lắm”. Vậy mà cuối cùng “chó đã ngáp phải ruồi” vì trong số 480 sĩ tử được chọn, tôi đứng hạng 61/480 làm cả gia đình tôi ... té bật ngửa ra vì ngạc nhiên và tôi đã phải từ giã trường La San Khánh Hưng để trở lại Cần Thơ. Chẳng qua là vào tháng tám năm đó, Ba tôi nghĩ là tôi không thể đậu vào trường Công Lập được nên đã cho tôi vào học trường tư thục trước vì trường tư khai giảng sớm hơn trường Công Lập. Lúc tôi vừa học xong Đệ Thất là ngay vào thời gian sau chiến cuộc Mậu Thân . Lệnh Tổng động viên đã làm cho các chú của tôi phải từ giã Cần Thơ để khăn gói vào quân trường Thủ Đức. Do không còn ai trông chừng để tôi khỏi phải “vừa học vừa oánh lộn” nữa nên Ba tôi lúc đó đang làm việc tại Tòa Hành Chánh tỉnh Ba Xuyên đã nhờ Thầy Ngô Trọng Bình , hiện đang định cư tại Pháp, thuyết phục dùm Thầy Hiệu Trưởng Phan Ngọc Răng , đã qua đời , để cho tôi được chuyển về học lớp Đệ Lục, sau này đổi lại là lớp Bảy, tại trường Trung học Công Lập Hoàng Diệu. Khỏi phải giải thích thì cũng biết là tôi vui mừng như thế nào vì cuối cùng tôi đã được học chung trường với người bạn chí cốt Nguyễn văn Khải và vui nhất là được ở trọ chung nhà tại nhà ông “Chệt Bo” tại đường Lý thái Tổ với Khải. Ông Chệt Bo hiện vẫn còn một người con trai sinh sống tại Đất Sóc là “Ông Chệt Châu”, co-owner của khu dân cư Minh Châu đối diện sân vận động cũ. Khu dân cư này là nơi đã chôn dấu rất nhiều kỷ niệm của tôi với Khải vì trong những ngày mưa đầu mùa chúng tôi thường lội ruộng đi bắt cua tại đây đem về nấu với canh rau đay.
Người bạn nhỏ (Thoại già) Ph.D Liên hưng Thoại
Trong thời gian học chung trường Hoàng Diệu, Khải và tôi đã chơi rất thân với một người bạn nhỏ cũng từ nhà quê lên tỉnh học, đó là trò Liên Hưng Thoại từ Lịch Hội Thượng lên Sóc Trăng, Thoại học cùng một lớp với Khải. Thoại ở trọ tại nhà của ông ngoại cũng chung một xóm với tôi và Khải nên hàng ngày với trang phục rất đơn giản áo thun quần tà lỏn thêm cái giây bùa đỏ toòng teng trên cổ hay chạy tới chạy lui sang nhà tụi tôi để xù xì rủ Khải đi chơi hoặc đi học. Có thể do cả hai trò này đều hiền lành nên cả hai trở nên gần gũi thân thiết nhau “như cây liền cánh như chim liền cành” giống như cặp bài trùng lúc Khải còn học tại trường Hoàng Diệu. Năm tôi đang học lớp tám, một trận hỏa hoạn đã xãy ra trong xóm nhà lá của chúng tôi và cả xóm đã xúm lại cùng nhau chữa cháy. Cậu học trò nhí lớp tám Liên Hưng Thoại cũng lấy thùng chạy đi xách nước chữa cháy. Có thể do đôi thùng nước to hơn cái thân hình “vịt đẹt Thoại của lớp 8A3” nên Thoại “lùn” nhà ta đã bị vấp té đập nguyên cái bàn tọa xuống đất đau điếng người giống như một cao thủ Thiếu Lâm Tự vừa bị trúng nhằm... “độc chưởng”. Sau khi bị trúng độc chưởng cao thủ Thiếu Lâm này có lẻ bị rối loạn kinh mạch sao đó nên đi đứng “không được ngay ngắn” và mỗi ngày anh bạn hiền Nguyễn văn Khải của tôi đã phải “từng bước từng bước thầm” dìu bạn Thoại đi học như dìu dắt “người tình trăm năm” mất gần nửa năm trời. Gia đình Thoại lúc đó đang là chủ nhà máy xay lúa thuộc loại có của ăn của để giống như một Donald Trump của vùng Lịch Hội Thượng nên đã không tiếc tiền của bỏ ra để tìm đạo sĩ “đả thông kinh mạch” cho Thoại nhưng cho đến gần hết năm lớp tám Khải vẫn phải “tay trong tay” (giống như hai anh chàng ... gay đường Simpson của vùng downtown Philly) dắt dìu bạn Thoại đi học. Cho đến một hôm, như có một phép lạ, có một ông cụ già, hình dạng giống như một vị Đạo Sĩ ở đâu trên núi Tà Lơn mới hạ san xuống đồng bằng, lơn tơn đi đâu lỡ đường ghé vào nhà Ba Ma Thoại xin miếng nước uống cho đỡ khát. Nhìn tướng đi “không được ngay ngắn nghiêm chỉnh” của Thoại lúc Thoại bưng nước ra, Cụ đã hỏi lý do tại sao thằng nhỏ đi đứng sao khó khăn vậy. Sau khi nghe kể lại câu chuyện với vẻ mặt rất buồn bả của Mẹ Thoại cụ già đã biểu Thoại lấy giấy bút ra và sau đó đã hí hoáy ghi lại cho gia đình Thoại một toa “thần dược” để chữa trị cho Thoại. Lúc đi cắt thuốc, gia đình Thoại đã rất ngạc nhiên vì giá tiền của toa thuốc “đả thông kinh mạch” cho Thoại từ vị cao tăng Thiếu Lâm bí mật kia chỉ có giá bằng một phần mười các toa thuốc đắt tiền mà gia dình Thoại vẫn mua cho Thoại. Sau năm 1978, Thoại đã đến Mỹ lúc còn rất trẻ. Sau một thời gian cố gắng vừa làm vừa học ngành Hóa Dược Thoại đã học hành thành đạt với mảnh bằng Ph.D. in Chemistry từ University of Columbia. Thoại vẫn luôn ước mơ sẽ chế biến thuốc Đông y - Herbal medicines - thành thuốc viên để hạn chế bớt phản ứng phụ (side effects) của thuốc Tây y. Phải chăng là Thoại muốn nối gót vị Đạo Sĩ bí mật, vị ân nhân của Thoại ngày xưa, để cứu nhân độ thế chăng? Thoại có lần đã tâm sự là có hai điều làm Thoại nhà ta suốt đời áy náy trong lòng là chính nhờ thần dược từ vị đạo sĩ ẩn danh nọ mà sau một thời gian được thoa bóp bằng thuốc dược thảo, Thoại đã đi đứng bình thường trở lại nhưng đã không tìm được người thầy thuốc để đền ơn. Điều khổ tâm thứ hai của Thoại là không thể “đền ơn đáp nghĩa” cho người bạn quá cố Nguyễn văn Khải . Khi gặp lại tôi tại New Jersey vào năm 2005 câu đầu tiên Thoại hỏi là xin địa chỉ của Khải để thăm hỏi và “đền ơn đáp nghĩa” nhưng đã quá trễ vì Khải đã qua đời từ hơn hai chục năm về trước rồi. Tôi đã có diễm phúc lại được làm bạn đồng môn tại trường Hoàng Diệu với người bạn hiền lành nhất trên đời Nguyễn văn Khải của tôi suốt ba năm lớp 7, 8, 9. Tôi học lớp Pháp văn, Khải học lớp Anh Văn 7A3, 8A3, 9A3 chung với các bạn Liên hưng Thoại, Nguyễn hoàng Đạo, Nguyễn hồng Võ, Lý hùng Kiệt, Phạm văn Thu, Trần văn Long, Phan thanh Giang, Lâm văn Chung ... ...................
       Đến năm 1972 do chiến cuộc VN ngày càng trở nên khốc liệt, lệnh Tổng động viên được ban hành. Để tránh khỏi việc phải đi quân dịch sớm nhiều trò Hoàng Diệu đã “nhảy rào” khỏi trường Mẹ Hoàng Diệu để học “nhảy lớp” ở các trường khác. Lớp Khải và Thoại những trò sinh năm 1956 phải học nhảy lớp khá đông như Trần văn Long, Nguyễn văn Khải, Lý Hùng Kiệt rủ nhau học nhảy lớp hết. Khải đã bỏ lớp 10 vào học lớp 11 tại trường La San. Với tánh tình siêng năng cần cù và nhất là rất mực đạo đức và hiền lành nên tuy học nhảy lớp nhưng đến khi thi Tú Tài Khải vẫn đậu cao với hạng Ưu Ban Khen (hạng Tối Ưu, tiếng Pháp gọi là Tres Bien còn tiếng Mỹ gọi là Very High Honor) là hạng cao nhất của kỳ thi Tú Tài IBM năm 1974. Đây là một điều rất đáng tự hào cho các cựu học sinh Hoàng Diệu đã nhảy rào đi học nhảy lớp, vì “đem chuông đi đánh xứ người” mà chuông kêu to được như vậy là hách xì xằng lắm. Lúc học tại trường La San , Khải đã ngồi chung lớp với một A Só (con dâu) của Hoàng Diệu là chị Trần thị Bạch là phu nhân của trò Quách khánh Phước (HD 68-75 Anh văn) hiện đang cư ngụ tại California. Sau khi đậu Tú Tài với hạng Tối Ưu năm 1974, Khải đã rời SócTrăng lên Cần Thơ học tại Đại Học Khoa Học Ban S.P.C.N. (khoa học Lý Hóa Vạn Vật) làm cho tôi lại phải ngậm ngùi chia tay lần thứ hai với Khải, người bạn thân thiết lâu năm của tôi. Sau biến động thời cuộc 30 tháng tư năm 1975, Khải đã quá chán nản với cảnh đón xe than đầy bụi bặm để lên Cần Thơ học. Đi xe đạp như Anh Nguyễn khắc Liệu của tôi , hiện đang định cư tại Úc, thì “oải” quá Khải đạp không nổi. Thế là cả hai đứa tụi tôi rủ nhau về quê làm ruộng tại Đại Hải. Và như vậy là thêm lần thứ hai chúng tôi lại có dịp đoàn tựu không phải để lo việc sách đèn mà là để cùng nhau “xếp bút nghiên theo việc ... cuốc leng” Những tháng ngày lam lủ làm ruộng của chúng tôi tuy vất vả cực nhọc nhưng rất vui. Hàng ngày sau một buổi đồng áng vất vả hai đứa tôi thường kéo nhau ra vườn cây ăn trái sau nhà tôi để cạp ổi xá lị , uống nước dừa tươi hoặc ăn mía ... Trong tất cả mọi công việc, việc gì tôi cũng làm khá hơn Khải nhưng chỉ có hai việc tôi chịu thua hoàn toàn. Khải có thể ngồi học chăm chỉ từ ba đến bốn tiếng liên tục trên bàn học là chuyện rất bình thường. Còn ăn mía thì Khải có thể xơi một hơi từ ba đến bốn khúc trong khi tôi chưa xước xong một khúc mía.
      Đến cuối năm 1977 do quá mệt mõi với cảnh vác leng đi đào thủy lợi trong lúc ... chủ nghĩa sách vở vẫn còn ... đầy một bụng nên nhân tiện Trường Cao Đẳng Sư Phạm Cần Thơ đang tuyển sinh hai lớp đào tạo giáo viên dạy Toán , Khải đã “xếp cuốc leng theo việc bút nghiên” để đi học lại. Đến lúc ra trường năm 1979 Khải đã may mắn được bổ nhiệm về dạy ngay tại trường Phổ thông Đại Hải là nơi tôi và Khải đã từng học Tiểu học ở đó nay đã được nâng cấp thành trường Trung học. Đúng là “Châu về Hợp Phố” như tôi vẫn thường nói đùa với Khải lúc Khải vừa mới tốt nghiệp. Đến cuối năm 1982, sau đúng ba năm giảng dạy bộ môn Toán tại Đại Hải, thì Khải đã bị phát bệnh nan y trong lúc đang làm Phó Hiệu Trưởng của trường. Da mặt và da chân tay của Khải đã càng lúc càng bị sưng đỏ lên như người bị long ben rất ngứa ngáy. Ban đêm thì thường bị mất ngủ triền miên. Gia đình đưa Khải lên Bệnh viện Da liễu ở Cần Thơ thì bệnh viện cũng chỉ chẩn đoán qua loa là bị “bệnh ngoài da” sau đó cho uống vài loại thuốc dân tộc vớ vẩn rồi cho về chửa trị tại nhà. Ngày qua ngày sức khỏe của Khải đã ngày càng sa sút hơn. Trước
      Tết năm 1983, trong lúc đi dạo vòng quanh sân sau nhà, do Khải đã quá yếu sức bước đi không vững nên đã bị trượt chân té xuống cái ao rất sâu sau nhà. May mà cậu em của Khải chạy ra vớt lên kịp nếu không Khải đã bị chết đuối hôm đó rồi. Tết Nguyên Đán năm 1983, sau nhiều năm tháng “lênh đênh phiêu bạt sông hồ”, tôi đã lần mò trở về quê cũ ăn Tết với gia đình và đã lội bộ lên thăm bạn hiền lần cuối cùng để từ giã bạn trước khi tôi ra đi đến một phương trời xa lạ, không biết được sẽ là nơi nào. Khải đã khóc và nói với tôi: “Hình như tớ bị bệnh phong cùi đó Thạch ơi vì lúc học ở La san tớ thỉnh thoảng vẫn vào trại cùi Hàn Mặc Tử để săn sóc cho các em bé chưa bị cùi nên có khi nào bị lây chăng?”. Tôi đã gạt nước mắt trấn an bạn tôi: “Cùi gì mà cùi, đừng nói tầm bậy, bệnh cùi mấy chục năm sau mới phát ra chớ đâu có phát ra lẹ bao giờ đâu và Khải có đeo găng tay nên không dễ


 
bị lây đâu”. Tới lúc bắt tay từ giã Khải thì Khải đã quá đuối sức không đưa tay lên nổi nữa nên tôi phải đỡ tay bạn lên ... Nước mắt tôi đã ướt đẫm mặt tôi và cánh tay của bạn tôi trong giây phút đó, giây phút chia tay vĩnh biệt. Tôi không ngờ đó là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau. Đúng vào đêm Khải qua đời vao ngày 14 tháng ba năm 1983 , trong lúc đang nằm ngủ mơ màng tôi đã có cảm giác hình như có người nằm kế bên mình mặc dầu lúc đó tôi chỉ nằm ngủ một mình trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Người nằm kế bên tôi là ... Nguyễn văn Khải đang mặc bộ quần áo y như hôm tôi gặp Khải lần cuối cùng và Khải đang nhẹ nhàng nói với tôi “Tớ chết rồi Thạch ơi ! Ra đi bình an và hãy luôn nhớ đến nhau nghe”. Sau đó tôi đã bàng hoàng thức giấc và hoảng hồn tự hỏi không lẻ bạn mình đã qua đời và đã về báo mộng cho mình hay tin chăng? Đến ngày 17 tháng ba 1983, đúng ba ngày sau ngày đó cô Năm của tôi mới tìm được tôi để báo tin buồn bạn Khải của tôi đã qua đời và đã an táng ngày 16 tháng 3 năm 1983. Tôi càng bàng hoàng hơn khi cô tôi kể lại bạn tôi đã mất đúng vào đêm tôi nằm mộng thấy bạn đang nằm kế bên tôi ... Tôi đã bật khóc vì niềm ân hận đã không kịp trở về để đưa tiễn bạn tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng. Sau khi đến Hoa Kỳ, tình cờ tôi đọc được vài tài liệu y khoa nói về chứng bệnh nan y “blood cancer” rồi nhớ lại những giờ phút cuối đời của bạn Khải hiền lành của tôi thì tôi nghiệm ra có lẻ Khải đã mắc chứng bệnh nan y này nên cuộc đời bạn Khải của tôi đã quá vắn số.

Người bạn xưa mịt mờ trong kí ức

       Ngày tháng dần trôi, thắm thoát đã 27 năm trôi qua . Thông thường những người đã qua đời sẽ rất mau chóng bị chìm vào quên lãng theo quy luật của tạo hóa: “Đời sống con người chóng qua như hương cỏ, như bông hoa nở trên cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi , nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích ...” luôn luôn là một quy luật ngàn đời bất di bất dịch . Nhưng đối với tôi ngày nào tôi còn hơi thở thì ngày đó hình bóng của Khải, người bạn đồng môn Hoàng Diệu lâu năm của tôi, sẽ mãi mãi là một đóa hoa hướng dương tươi thắm thật đẹp trong suốt cuộc đời tôi.

Ngọc Thạch HD 68-75 Pháp văn
Kỷ niệm ngày giỗ thứ 27 của Nguyễn văn Khải HD 68-75 Anh văn
March 14, 1983 - March 14, 2010

THƯ GIÃN


    
ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU

1. Người đàn ông không mặc gì nằm úp xuống nền đất thì gọi là gì? "Đất lành chim đậu".

2. Nằm úp xuống 1 hòn đá? "trứng chọi đá".

3. Hai người đàn ông không mặc gì cõng nhau? "Gậy ông đập lưng ông".

4. Người đàn ông không mặc gì nhảy xuống bể cá cảnh? "Chim sa cá lặn".

5. Một người đàn ông không mặc gì ngồi sau xe đạp? "Chọc gậy bánh xe".

TRUYỆN HAI ĐỨA TRẺ SINH ĐÔI

Hai đứa trẻ thuộc loai song thai đang thời gian còn nằm trong bụng mẹ thường nói chuyện với nhau. Một hôm, đứa trẻ này hỏi đứa trẻ kia rằng:

Mày có biết ngoài kia trời mưa hay không mưa?

Đứa trẻ kia liền đáp rằng:

Trong đây tối thui làm sao mà biết đươc.

Đứa trẻ này liên nói:

Vậy mà tao biết đó, mày không thấy thằng nhỏ kia bận áo mưa chạy vào rồi chạy ra sao?

Một bửa nọ hai đứa tâm sự với nhau về chuyện nghề nghiệp khi ra khỏi bụng mẹ. Đứa nằm ở trên nói:

- Mai mốt ra khỏi bụng mẹ tao học làm kỹ sư điện, thắp sáng hết mọi nơi, chứ ở trong này tối tăm quá.

Đứa nằm dưới lầm bầm:

- Còn tao sẽ đi học làm cảnh sát. Vì hiện nay lâu lâu tao bị thằng khốn nạn nào cứ lấy cây chọt vào lưng, làm tao vừa nhột, vừa đau, nó còn phun nước bọt trên đầu tao nữa Tao mà làm cảnh sát thì sẽ hỏi tội và bắt nhốt cái thằng chọt gậy này!

    Thắm thoát hai đứa cũng ra khỏi bụng mẹ, đứa ra trước làm anh, đứa ra sau làm em. Vì sinh đôi không đủ sữa bú, người mẹ cho đứa em bú sữa bình, đứa anh bú sữa mẹ.Đứa bú sữa bình thì mập mạp, đứa bú sữa mẹ thì ốm nhom

Khách đến nhà thấy hai đứa đang chơi chung nhau, người khách ôm đứa bé bụ bẩm mập mạp và hỏi chắc mẹ thương con nhiều hơn anh hai phải không? Đưa em trả lời mẹ thương anh hai nhiều hơn con vì anh hai được mẹ thương ngày nào mẹ cũng ôm và cho bú sữa của mẹ, còn con phải bú sữa bình khi ngọt, khi nhạt, khi nóng khi nguội thất thường. Khi bú phải tự bê bình mỏi cả hai tay.
     Người khách hỏi đứa anh sao con được me thương nhiều bú sữa me mà ốm nhom vậy. Đứa anh trả lời có vui sướng gì đâu chú ơi, nói cho chú thương cái vú mẹ con thỉnh thoảng vừa hôi thuốc vừa hôi rượu khó chịu thấy mồ con có bú được gì đâu nên mới ốm nhom như vầy nè.

 ĐỒ HẠCH CHUỘT

      Lý Hùng Kiệt nói lúc còn trung học đệ nhất cấp, thằng M ngồi cạnh bên Kiệt bị lác nhiều chỗ trong người. Chắc do ít tắm.
   Có hôm đang làm bài kiểm tra, chữ viết không ra mà mấy đồng lác nổi hứng đòi được chăm sóc! M chịu đựng ngứa muốn đổ mồ hôi. Giờ kiểm tra, lớp im phăng phắc, gải sẽ tạo tiếng động, các bạn sẽ biết, cười.Càng nén bung càng lớn, M chợt gải một lúc bằng hai tay, miệng bất chợt la lên: Đã quá, đã quá!
Thầy A giật mình, tới chỗ M hỏi trò sao vậy. Biết sự tình, thầy phán: Đồ hạch chuột!
Cũng giờ thầy A, tới phiền S ngồi gần Kiệt chợt gây tiếng động khá lớn trong quần. Chắc do sình bụng và do ém quá lâu. Thầy A quay xuống , S giơ ngón tay chỉ chỉ thằng bạn ngồi bên cạnh . Không xác định rõ đối tượng, không biết tính lém lỉnh của S, thầy A cốc lên đầu thằng bạn kia, phán: Đồ hạch chuột!
Oan cho thằng kia, vừa hưởng hương chuột chết kèm trái cóc, vừa bị mắng, mà nó không biết gì hết.
Kể xong, Lý Hùng Kiệt nói tới giờ nó vẫn không hiểu đồ hạch chuột là gì vì không có trong tự điển.

VÈ BÀN RƯỢU

Đang bên bàn rượu tỏi tại nhà Chuôn, Kiệt ngồi nhẩm tính, và kê ra :

- Minh nhậu hay đòi ăn cơm.

- Thu nhậu một lúc đòi võng.

- Sơn uống một chút mặt hồng đỏ.

- Thành nhậu xong phải đi toillet.

- Võ nhậu một hồi là gải vì dị ứng.

- Tao nhậu một lúc hay xin phép về trước.

- Còn Lực phải có cái gì cho đủ bài vè bàn nhậu của chúng ta.

Bởi vậy mới thành : Minh cơm, Thu võng, Thành cầu

Sơn hồng,Võ gải, Kiệt tâu, Lực…dọn sòng.

Có cả tiếng Miên trong câu vè, tính đoàn kết cao! Kiệt kết luận!

THẬT THÀ THUA THIỆT

Chuôn ta góp chuyện gần chỗ bán hàng cô ta ngoài chợ, có nhà vệ sinh có thâu tiền, tiêu 1000đ, tiểu nữa giá. Nhà cầu chia hai bên, người thâu tiền ngồi bên ngoài.

Có cô gái Miên trong quê ra chợ bán chút rau củ, vô cầu, ra bị chặn đòi tiền.

- Tiêu hay tiểu ? Cô này không hiểu. Bà thâu tiền biết ý, hỏi lại :

- Ỉa hay đái?

- Tui ỉa mà có đái nữa. Cô ta thiệt tình trả lời.

- Vậy là ngàn rưỡi!

XIẾC VOI

    Cũng Chuôn ta góp chữ. Nguyên cháu ngoại Chuôn 3 tuổi khoái coi xiếc trên TV. Mỗi khi cháu vấp té, Chuôn liền nói bé xiếc, bé xiếc. Coi như là lời khen. Vậy mà cháu tự đứng dậy, chịu đau, không khóc.
    Có hôm Chuôn đang nằm võng, đong đưa thế nào rớt xuống đất cái bịch, đau điếng. Cháu ngoại gần đó chay lại la lên: Ngoại xiếc, ngoại xiếc.
Chuôn đang ê ẩm, bực trong bụng, cháu ngoại lại như chợt nhớ, lại la lên : Ngoại xiếc VOI!
Chuôn quạu, tính đánh nó một cái. Nhưng nghĩ lại, thấy cười, mà không thành tiếng!
   Chùa cũng làm marketing
   Trưa mùng 5 tết, Trí Hiền mời nhóm bạn lên chùa Năng Nhơn ăn cơm chay. Chùa chưa hoàn thiện vì thiếu tiền. Trước hàng ba chùa có cây mai lớn, trên gắn rất nhiều phng bao lì xì nắp mở. Trong bao là lá xăm đã giải. Tín đồ tới giật phong bao đỏ đó như là hái lộc và thử thời vận năm mới qua lá xăm.
   Nhóm bạn quanh cây trầm trồ, lý giải ý nghĩa…Có bạn lấy từ một phong bao, lá sâm trung bình. Mọi người tò mò móc các phong bao khác ra coi. Toàn lá xăm không thiệt tốt, cao nhất là trung bình khá, có lá xấu nữa. Các lá xăm được yên vị trở lại trong phong bao! Vì cầm theo sợ xui!
   Trong bàn ăn, có bạn phàn nàn Trí Hiền sao không để thiệt nhiều lá xăm tốt để tín đồ khoái, sẽ tới thăm chùa nhiều hơn, cúng chùa nhiều hơn, chùa xây xong sớm hơn…
    Trí Hiền nói xăm tốt nhiều lắm, nhưng cũng có phần nào xăm trung bình và ít lá xăm không tốt cho tự nhiên. Cây lộc có từ trước Tết, xăm tốt đã được thiện nam tín nữ chọn hết rồi! Lá xăm không tốt họ cất trả lại đó, nên bây giờ tưởng chừng như cây lộc chỉ là xăm không tốt!
   Quả là chùa cũng có marketing, nhưng cũng cần điều chỉnh kịp lúc. Không là phản tác dụng! Phải liên tục bổ sung xăm tốt. Bạn nào đó nhắc cô chủ chùa! Hết ý.

GOODMORNING = TẮM CHƯA?

Dạo này chợ chat chuyển qua buổi tối VN và trên Skype rất dễ nghe, dễ nói. Nhờ vậy chất lượng nhóm chợ được nâng lên rõ. Mọi người vui vẻ tham dự.Do là buổi sáng sớm bên Mỹ, nói chuyện một lát là người này, người kia xin tì đi tắm. Thậm chí vợ vừa nói đi tắm, chồng thay vai được một phút lại mất tiếng. Chắc đi tắm chung! Thậm chí có người trong buổi sáng tắm hai lần!
   Lực thắc mắc sao bên kia cứ sáng ai cũng đi tắm! Chắc mình mẩy bị dơ? Không biết tại sao dơ? Chắc ăn, mỗi khi gặp trên chợ net, câu hỏi đầu tiên của Lực là Tắm chưa?Ai hổng tin hỏi Chuôn làm chứng. Còn người trong cuộc là nứng Sâm, Ngọc Ánh, Hồng Nhan, Thu Hương…Riêng nứng Sâm tắm nhiều quá bị cảm mấy ngày qua. Ai thông cảm liên lạc chia sẻ với nứng vậy.

CON HƠN CHA...NHÀ VÔ PHƯỚC

       Ở quán nhậu, nghe bàn bên có người than thở là con anh ta đang học phổ thông cái gì cũng giỏi hơn anh ta. Bạn nhậu khen vậy nhà có phước. Anh kia nói nó nhậu hơn tui, tới nữa lít không say. Thuốc hút ngày cả gói. Lại thụt bi da, đánh bài nữa. Anh ta thở dài. Anh kia tán vô tại ba nó là tấm gương mà. Con hơn cha có ngày nhà tróc nóc!

BA PHÍT, BA CHUỒN

   Đây là hai lá bài nhỏ nhât trong bài tiến lên. Bởi vậy có hai tên mê bài nói chuyện với nhau như sau :
- Anh tao từ nước ngoài về. Tao tưởng ngon. Không dè không có quà mà còn mượn tiền tao xài nữa. Anh tao là Việt kiều ba phít!
- Anh tao đỡ hơn. Về tay không. Ở chơi mấy ngày, vội đi không lời từ gỉa. Anh tao là Việt kiều ba chuồn!

MỖI CÂY MỖI HOA

     Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh là câu nói đặc sắc riêng có cầu chứng của anh LQB khi diễn đạt về hoàn cảnh đặc thù từng người để thông cảm nhau.
   Ông anh rễ hẻm I này là cao thủ bia, tôi đâu theo nổi. Anh hay thúc mọi người trong bàn uông như nhau. Tôi mượn ngay câu nói của anh. Anh ta cười. Huề. Uống theo tự chọn.

ĂN COI NỒI.....

     Bây giờ câu tục ngữ này được dân bàn bia phát triển dài hơn xưa: Ăn coi nồi ngồi coi hướng sướng có nơi nói chơi có chỗ!
     Nói chơi có chỗ huống chi nói thiệt. Có chỗ hiểu rộng là đung lúc, đúng nơi và cách nói đều được chú ý đúng mức, câu nói mới có hiệu quả, tác dụng như ý. Cô nàng đang quạu vì mẹ la hay do ăn quà vặt đau bụng không dám rên, nếu anh chàng nào sớn sát nhào vô tỏ tình lúc đó chắc chắn được thưởng guốc khuyến mãi thêm vài từ ngữ khó nghe! Chuyện này thật ra xưa như trái đất nhưng lạ là vẫn còn nhiều người học chưa thuộc.

GUỐC CÂY ĐANG LÀ MỐT

       LHM lên Sài Gòn họp bạn. Minh nhờ các bạn như khoe. Minh hỏi ai biết chỗ nào bán guốc cây, chỉ giùm để mua làm quà tặng bà xã đi Tết. Mà phải là guốc cây nhẹ, thật nhẹ! Có bạn khen LHM cưng vợ quá, mua guốc phải thật nhẹ để không làm đau chân bà xã. LHM cải, nói guốc nhẹ để lỡ bị vợ lấy guốc đánh, tao không bể đầu!

LANH NHƯ NỮ SINH HOÀNG DIỆU

PVT đi họp bàn bia, thu hoạch đựơc bài vè của một bạn, về kể trong bàn cà phê sáng .

Cầu nào cao bằng cầu Thiên Hộ

Gái nào ngộ bằng gái Dục Anh

Gái nào lanh bằng gái Hoàng Diệu

Gái nào điệu bằng gái Lam Sơn

NHV chung bàn, ngẫm nghỉ, đóng góp tu bổ lại là :

Cầu nào cao bằng cầu Thiên Hộ

Gái nào ngộ bằng gái Dục Anh

Gái nào lanh bằng nữ sinh Hoàng Diệu

Gái nào điệu bằng mấy nàng Providence.

Tôi tin NHV hơn vì năng khiếu sớm phát triển của hắn, theo lẻo đẻo con gái từ năm mười lăm tuổi!

ĐI VỊ THANH LÀM GÌ

     Sáng sớm bàn cà phê có LHM, TVT, PVT, HQL. Điện TTC tới sau đó một chút. Sáng nay trời trở lạnh khoảng 20oC. Chuyện xoay quanh mùa lạnh và những cái chết bất tử của người lớn tuổi. Chết bất tử là bất ngờ đó. Thấy toàn chuyện không vui HQL nói :

- Sáng thứ hai tụi mình đi Vị Thanh nghe. TTC ngồi kế bên hỏi liền:

- Sáng đi chiều về hả?

- Ừ.

- Đi chơi hay có chuyện gì, tui đi nữa.

- Đi lãnh tiền trúng số. Số ai nấy lãnh, nên cùng đi hết.

TTC nhìn vào hai tờ vé số do PVT mua tặng từng bạn, bật cười vì là vé số tỉnh Hậu Giang (trung tâm tỉnh lỵ là Vị Thanh). Hy vọng HQL nói linh, là sự thật thì Tết này vui biết mấy! Kết quả : Đâu ở đấy!

BỆNH U

           Một bà thôn quê khá giả quản con gái cưng rất nghiêm. Bỗng bụng cô gái ngày to ra. Bà đưa con ra trạm xá. Viên y sĩ biết tính hung dữ của bà ta, ghi vô bệnh án : U căn và chuyển tuyến trên.
Tuyến trên gần đó cũng ngán oai bà này, khám xong ghi : U cưa và lại chuyển tuyến trên nữa.
Tuyến trên thấy rõ không bệnh gì, mà tuyến dưới tránh né nên ghi là: U đựa và yêu cầu bà ta đưa con về. bà ta nổi giận, hỏi tại sao không chửa trị. Ông bác sĩ vui tính ghi giấy cho bà về giải quyết, chỉ có hai chữ : U đại?
                                                                                                Lượm ở bàn bia

ĐỌC TIẾNG VIỆT KIỂU TÀU


     Một anh Tàu du lịch VN. Trước khi đi cũng tập học vài ba chữ Việt nhất là những câu chữ phổ biến.
Tìm khắp nơi không có nhà vệ sinh. Bởi đây là điểm đặc thù của ta. Anh ta mừng húm vì thấy bảng CẤM KHÔNG ĐƯỢC ĐÁI. Anh ta mở lòng mở bụng khoan khoái. Bỗng có người tới phạt vì anh tè bậy. Anh bất ngờ hỏi lý do. Ngừơi kia chỉ bảng cấm. Anh Tàu cải bảng đó cho phép. Anh ta đọc to ĐÁI ĐƯỢC KHÔNG CẤM . Bởi anh học tiếng Việt theo kiểu đọc Tàu bên phải qua trái!
                                                                                                  Lượm ở bàn bia

BỘP CHỘP

     Một ông phú hộ muốn tìm rễ hiền, rễ giỏi cho con gái rượu. Chàng nào hiểu được mười chữ ông đề ra là được làm chồng con gái ông ta. Có người biết hai chữ, người năm chữ, người bảy chữ. Biết bao lâu chưa ai biết tới tám chữ nói chi là mười. Ông ta hơi nãn lòng.
   Có một tên khờ, dốt đặc vô thi. Coi chữ xong, nó phán : Không biết một chữ!
  Ông phú hộ mừng quá tuyên bố ông nhận anh ta làm rễ. Biết chín chữ còn hơn biết bao thằng khác!
                                                                                                      Lượm ở bàn bia
KINH NGHIỆM VUI

    Thấy tôi hay ngồi trước lap top, con gái nhỏ lắm câu hỏi trong đâu tò mò dòm coi ba viết gì. Thời gian dài thấy và biết tôi viết bài cho blog. Cháu cũng coi ké blog. Rồi có tối trước khi ngủ, con gái nhò nói với tôi là cho cháu viết nữa. Tôi ừ và cười trong bụng. Hẹn mai tôi sẽ chỉ mở winword , chỉ save ra sao. Còn cháu đã biết sử dụng bàn phím vì hay chơi game hàng ngày.
     Con gái nhỏ tôi trân trọng từng chữ một bảo đảm không sai chính tả. bài có tựa là tập làm văn.
    Mở bài: Có tiết tập làm văn. Cô cho đề tập làm văn. Em thấy đề bài khó. Em làm đại. Em nộp cô và em mong sẽ được điểm mười…
    Tôi đọc tới đó bật cười. Con gái nhỏ tôi nhăn nhó hỏi sao ba lại cười, con tập viết mà! Tôi nói con thấy khó, làm đại sao lại mong tới mười điểm? Sao không mong điểm khác thấp hơn, vừa với bài con làm.
    Con gái nhỏ tôi nói tại mỗi khi đón con học về, ba hay hỏi hôm nay con có điểm mười không, nên con muốn điểm mười, để ba khỏi la!
    Tôi hết cười luôn, giật mình, tự nhủ mình vừa học được bài học quí từ cô giáo 8 tuổi. Đừng quá áp lực lên con nhỏ, kẻo riết nó bị xì trét thì nguy!

ĐỂ GIỮ GÌN BẢN SẮC

    Cũng bên bàn cà phê thanh thản mỗi sáng thứ bảy, HV kể có đội đi phóng đường để lên dự án làm lộ cho khu đất mới mở. Bản vẽ chi tiết rất hoàn chỉnh, rất đúng thực trạng và yêu cầu, nhưng chỉ có con đường mới vẽ lại ngoằn ngoèo như con rắn…bò, không đi thẳng để giảm chi phí dù không vướng núi, vướng sông gì cả.
    Sau khi được hỏi, người khảo sát thiết kế trả lời do đây là khu vực nông thôn, mình vẽ đường cong cong mới giống như cảnh thôn quê, mới giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc! Mấy tay thẩm định nghe vậy lại mùi tai thông qua mới ngộ.
    Thực chất mọi người đều biết mấy chỗ uốn cong cong là né đất của các chức sắc có cỡ!

MỘT NGƯỜI LÀM QUAN

     Sáng thứ bảy, quán cà phê sân vườn, nhạc nhẹ êm êm. Bàn cách bàn khá xa, ai nói nấy nghe. S cận nói chuyện đời xưa, một người thành đạt có thu nhập khá cao, đủ lo cho nhiều người. Chắc từ đó có câu Một người làm quan cả họ được nhờ. Chỗ này chắc hơi xa đề, cả họ nhờ vả chắc là nhờ dựa hơi, dưa quyền của quan là người thân hơn là từ thu nhập chính đáng. Nói chuyện kia là để liên tưởng hôm nay, năng suất lao động xã hội thấp quá, khiến thu nhập người lao động thấp quá. Thu nhập thấp, đôi khi còn do phân phối chưa công bằng, khiến cả nhà cùng làm đôi khi chưa đủ ăn!
    L ngồi không ngứa miệng nói S chưa nói đúng thực trạng. Bây giờ cũng có cảnh hấp dẫn là một người làm quan cả làng hưởng sái! S cải, nói chuyện viễn vông. M ngồi kế bên, đế vô, nói chớ mầy không thấy báo đăng làng nào có ông phát tích làm quan, đường làng sẽ được sửa sang để ô tô quan đi làm thuận tiện. Không phải cả làng có con đường đẹp do hưởng sái là gì?

CÓ DẤU HUYỀN CŨNG QUÊN

Ngoài Bắc có địa phương nói tiếng L và N lộn lẫn nhau. Nói sao viết vậy. Có bác sĩ coi bệnh án một tay nghiện rượu, ghi Nôn ra máu. Anh ta nói có dấu huyền cũng quên. Anh ta hơi hách dịch, không cần coi bệnh nhân đang chùm mền vì đau. Ghi thêm dấu huyền trong bệnh án và kết luận: Chuyển qua phụ khoa kiểm tra tiếp!
                                                                                                               Lượm ở bàn bia

KHIÊM TỐN KHI NÓI TIẾNG ANH

     Có người hay nói dù vốn tiếng Anh chưa bao nhiêu. Bạn phê phán, anh ta trả lời là tính anh ta khiêm tốn, chữ nào không biết mình nói tiếng mẹ đẻ, đâu có gì sai! Dưới đây là một số câu nói khá nổi bật của anh ta ở bàn bia :

- If you like, I afternoon you.

- You dai very khai.

- Stone please!

    Anh ta khoe đã từng đi thi tiếng Anh. Ở phần nghe anh ta khoe nghe được 10/10. Có bạn biết chuyện, thắc mắc vậy sao anh ta làm bài không có điểm! Anh ta cải là anh chỉ nghe đượ vì anh đâu có điếc! Còn họ nói gì xí xô xí xào anh ta đâu có hiểu, làm sao làm bài được!

TÌM TRÁI DƯ

   Ngày Tết đến trên bàn thờ có mâm ngũ quả. Thiệp chúc Xuân cũng vậy. Có lần HQL gởi thiệp, bạn phàn nàn sao là cầu vừa đù xài ( MÃNG CẦU, DỪA, ĐU ĐỦ, XOÀI ), tôi muốn cầu dư xài!
    Ngồi quán cà phê HQL nhờ các bạn tìm trái nào tên dư để câu chúc có ý nghĩa hơn. Hết hai bình trà, chỉ có LHM thông minh hơn, lên tiếng là biết trái có từ dư nhưng nhiều ký tự hơn chữ dư, không biết có được không?
    Với sáng ý này, đố bạn năm mới LHM sẽ được thưởng gì không? Xin mời bình luận nhân đầu năm mới.

HAPPY DAY TỚI CÁC BẠN

1. Chàng và nàng ngồi trong công viên tại Ha Noi. Chàng rất thẹn thùng còn cô gái muốn được chàng hôn bèn nói: "Ôi! má em đau quá!" Chàng trai bèn hôn vào má cô gái. - Em thấy thế nào? Còn đau không? - Úi, hết đau rồi. Ít phút sau... - Ôi! Cổ em lại đau! Chàng lại hôn vào cổ nàng. - Còn đau không em? Cô gái bẽn lẽn: Hết... rồi... Cụ già ngồi gần đó cáu tiết liền hỏi: - Hỡi chàng trai có đôi môi thần kì, cháu có thể chữa được bệnh trĩ không?

2. Con dâu ăn mặc khá " mát mẻ " đang ngồi nhặt rau. Vô tình ngước lên thấy bố chồng đang ngồi xem thời sự quốc tế gần đó cứ nhìn trộm mình, con dâu bực mình hỏi: Tình hình thế giới có gì không ba? Ba chồng giật mình nhưng cũng kịp trả lời: Áo đang tuột dốc, Mông Cổ sơ hở, Cu Ba căng thẳng.

3. Cô gái bán ví rao như sau: bóp đi, bóp đi, bóp trên 5 ngàn, bóp dưới 7 ngàn, bóp bên trái và bóp bên phải cùng giá, bóp da 7 ngàn, bóp lông 13 ngàn, bóp ngoài 3 ngàn, bóp trong 8 ngàn, bóp đi bóp đi....Thấy vậy 1 thanh niên hỏi, ủa bóp ở đâu là rẻ nhất. Cô gái trả lời: bóp em là rẻ nhất rồi! Bóp đi, bóp đi!

4. Đang ngồi thiền trong chùa đột nhiên phương trượng khóc lớn. Các đệ tử thấy vậy xúm vào hỏi: - Vì sao thầy khóc? - Ta khóc vì chừng này tuổi đầu rồi mà … chưa biết… đàn bà là gì. Các đệ tử ồ lên: - Ôi xời ... tưởng chuyện gì....chuyện nhỏ! Các đệ tử vì muốn lấy lòng sư phụ nên đã xuống núi bắt 1 em "cave" lên cho sư phụ xơi để biết thế nào là đàn bà. Sáng hôm sau, phương trượng lại khóc to hơn, các đệ tử hoảng hốt xúm vào hỏi: - Vì sao thầy lại khóc nữa ? Trụ trì mếu máo trả lời: - Hu hu .... ta cứ tưởng đàn bà là thế nào ... hóa ra giống hết các ni cô trong chùa.! Thiện tai, thiện tai!

5. Vợ phát hiện ra chồng mèo mỡ ghen tuông, chồng thanh minh: Em biết không, gì em cũng hơn nó hết, đây nhà to em ở với anh cả đời, nó chỉ ở với anh phòng khách sạn mấy chục mét vuông có 1 đêm, chấp nó làm gì, tiền lương anh đưa em hết, chỉ đưa nó vài vé thôi, chấp nó làm gì, em hàng trăm bộ quần áo, nó nghèo lắm quần áo không đủ mặc đâu, có vài mảnh che thân, chấp nó làm gì, còn.... còn về nhan sắc hả, nó phải kêu em bằng...cụ, chấp nó làm gì !!! :)

6. Một girl trẻ trung trắng trẻo đi xe ôm, đang đi girl ta bổng nói với tài xế: - Chà! Sài gòn mới có 10 năm mà thay đổi quá ! Ông tài xế tưởng vô mánh gặp Việt kiều nên mới hỏi: - Dạ ! vậy chứ Cô ở nước nào mới về vậy ? - À ....Em ở tù mới ra..

7. Ai cũng biết là Việt Nam, Lào là anh em. Nhưng một sự thật phũ phàng là: Cái gì tệ ở Việt Nam cũng gán cho cái mác Lào. - Đôi dép mang gớm nhất, rẻ nhất là đôi dép Lào (15k 2 đôi). - Bệnh thì có bệnh lang ben, hắc Lào. - Cái thứ thuốc hút gớm nhất cũng là thuốc Lào. - Cơn gió khắc nghiệt nhất cũng gọi là gió Lào. Và ....... Có một ông doanh nhân nọ người Lào sang Việt Nam làm việc cũng đã lâu. Trong một chuyến đi công tác Hà Lội, trên xe buýt, ông ta ngồi chung với 1 người Hà Lội. Sau khi đến trạm dừng, người Hà Lội kia phát hiện là đôi dép mình không cánh mà bay. Ông ta la lên: "thằng lào, thằng lào lấy ?" ..
                                                                                                                ( Hong Nhan sưu tầm )

LẤN ĐẤT

    Nhóm Hoàng Diệu 68-75 hay nói về những khoảng khắc nên thơ thời đi học gắn liền với những con đường Giao Hạ, Hoàng Thị, Vườn Đào…khiến hôm 23 tháng chạp TTC, LHM, NHV, PVT, HQL ở không, kéo nhau tìm dấu cũ. Thực tế đáng tiếc khiến các chứng nhân xưa đang xa xứ buồn. Trò H buồn đến nỗi bỏ ăn khuya, phàn nàn lũ 5 người tự dưng chi tìm chuyện không vui ra nói. HQL vừa đọc mail thấy 4 câu thơ anh Ân trên net bèn mượn hình thơ vẽ ra 4 câu thơ chợ tặng trò H cho có vẻ nên thơ… thẩn một chút.

Nếu mai em về thăm Hoàng Thị

Cảm cảnh đìu hiu gió tháng..mười

Vườn đào xơ xác cây trơ gốc

Mồ mã chen nhau lấn với người.

    Đọc xong chắc mẫm trò H tiết kiệm thêm mấy buổi ăn, được dịp giữ eo tốt.
    Nói chuyện lấn đất sẽ mở ra nhiều chuyện cười ra nước mắt. Hàng ngày LHM đi làm việc ngang trường Hoàng Diệu, nhìn vào thấy ao lục bình xưa đã được lấp thành sân phẳng phiu. Khi sân định hình, tường rào được xây ngay ngắn, mới thấy miễu Bà Hỏa lấn một phần khuôn viên đất trường. LHM kết luận vậy là Miếu lấn đất trường.
    Hôm đi tìm dấu tích đường xưa, ngang nghĩa trang Triều Châu. Nghĩa trang cũng có tường rào che chắn kiên cố. Cũng nhờ tường NHV mới thấy một số nhà dân cất lấn lên mồ mã người ta. Chuyện này có thật, khiến người thân có mồ mã bị lấn chiếm, muốn cúng phải xin phép chủ nhà vô cúng mã trong nhà người. NHV nói Người sống lấn đất người chết.
    Tất nhiên ở đường Hoàng Thị nói trên Người chết lấn đất người sống!
    Còn TTC, nhân những ngày cận Tết cũng cùng con lấn đất lề đường bán bóp. Nhưng việc lấn này có phép đàng hoàng, phải đóng thuế hoa chi nữa. Ghi chú: Chuyện TTC bán bóp có mấy người trong lẫn ngoài nước đã xung phong làm bài rao tiếp bán hàng như LHT, NHN, LHM. Thậm chí LTH nổi tiếng rao hay cũng ra tiếp bán. Sơ khởi là TTC bán đắt hàng cũng phần lớn nhờ các lời rao! Qua Tết TTC sẽ có thưởng cho bài rao nào hay, thu hút được nhiều khách hàng nhất. Giải thưởng là cái bóp.
    Còn nhiều chuyện lấn đất kể hoài không hết như khu công nghiệp lấn đất vườn, sân golf lấn đất ruộng, ao tôm lấn đất lúa… Riêng quê nhà có thành tích nổi bật, bên trà dư tử hậu hay nhắc là mấy sân tennis lấn sân vận động mấy chục năm nay. Tin đồn không căn cứ là mấy người có thẩm quyền bị hãng bia nào đó lốp-bi, nên mới xảy ra cớ sự. Thanh niên thiếu sân chơi nên quán bia ngày thêm khách.
                                                                                                             From hql
LÀM PHƯỚC

       Dù xây chín vạn phù đồ/ Không bằng làm phước cứu cho một người. Câu ca mang triết lý nhà Phật này được LTH thuộc nhất trong đám bạn đồng lứa. Gia đình nhà LTH đã cưu mang, nuôi dưỡng nhiều trẻ thơ mồ côi, hay bị bỏ rơi từ nhỏ bằng từ thu nhập khiếm tốn của hai vợ chồng. Đông nhất là trẻ đang bốn tuổi.
    Cảm nhận chuyện trên, blog này đã đăng lại bài do nhà báo viết. Qua đó nhiều bạn cùng thời các nơi biết về tấm lòng, hoàn cảnh nhà LTH.
    LHT từ xa xôi đã chia sẻ tình cảm, tấm lòng với LTH bằng cách ủng hộ 200$. Số tiền khá nhưng không thấm với chi phí hàng năm nhà LTH bỏ ra. Cái nói ở đây là lòng hảo tâm chớ không phải số tiền. LTH rất cần những tấm lòng từ người hảo tâm như vậy. Mong rằng LHT sẽ mở hàng đắt khách. Nhờ tinh thần LHT, HQL đã tiếp nối 100$. Mong là trước mắt, nhóm trẻ thơ không may kia có thêm chút quà bánh đón Tết vui thêm một chút. Mong là trang làm phước này sẽ có dịp nêu tên thêm nhiều người.
                                                                                                                                                    From hql

TIN THẦY BÓI

       Tôi nêu hai tiêu đề trên có tính hơi đối lập nhưng không hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Bởi có những việc lấn đất phục vụ dân sinh rất được hoan nghênh. Và đôi khi có những người muốn có cái áo từ bi lòe thiên hạ. Quanh ta sự vật muôn màu, người đa tính cách. Cuộc sống phức tạp, khó phán đoán khiến một bạn bia có câu nói khá hình tượng Không biết con sâu gì trong trái ổi! QKP từng nói vời tôi : Tao không hiểu tao mày bằng tuổi mà sao tao luôn gặp khó còn mày lại may mắn hơn! Rõ bạn đó chưa vượt qua được sự phức tạp trong cuộc sống, tin ở số phận, cho rằng số mình không tốt. Thực tế cho thấy bạn đó không sai. Mỗi người sinh ra có hoàn cảnh riêng, lớn lên trong môi trường riêng và không hoàn cảnh, môi trường nào cũng giống nhau. Hoàn cảnh éo le, ai muốn? Nên mới chào đời từ ngữ số phận. Nhưng há lẻ cả đời người ta chịu lệ thuộc số phận? Nhìn đời ở góc độ bi quan chỉ làm mình mất nhuệ khí, hay nãn lòng. Tôi nói với bạn đó: Tao chỉ hơn mày là lúc gặp khó tao ráng lo vượt qua bằng mọi cách! Tôi chỉ muốn nói mình phải có nỗ lực trong cuộc sống. Chỉ khi mình có mục tiêu hơi quá tầm, con người mình mới thể hiện hết năng lực tiềm ẩn bên trong, tôi đã đọc đâu đó như vậy. Tôi cho là đúng. May là bạn đó giờ tạm ổn. Chung quanh ta bao điều thuộc tâm linh, khoa học kỹ thuật chưa lý giải nổi, nên tôi không bổ báng thần linh, nhưng tôi luôn tâm niệm lúc gặp khó phải ráng tự cứu mình rồi trời sẽ cứu và tôi cũng cảm nhận tôi cũng từng nhận nhiều món quà từ số phận sau các nỗ lực hết mình của mình. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó.
    Thất bại là bà ngoại thành công. Hy vọng sau bao thăng trầm, năm mới các bạn cùng thời sẽ phát đạt hơn, bởi theo thầy bói năm nay sẽ tốt cho con khỉ. Những gì thầy bói nói làm tăng niềm lạc quan là tôi tin ngay. Mà bạn mình khỉ nhiều nhất. Có tôi trong đó.

From hql

CHUYỆN 50 NĂM


Hai cụ già tổ chức ăn mừng 50 năm ngày cưới ở nhà hàng.

Xong tiệc, cụ bà thấy cụ ông chảy nước mắt.

Bà cảm động lắm và hỏi: - Chắc ông hạnh phúc vì thời gian tuyệt vời chúng ta đã có 50 năm qua phải không?

Cụ ông không trả lời và suy nghĩ xa xăm.

Ðoạn ông trả lời: - 50 năm trước, cha của bà dí súng vào tôi và dọa bỏ tù tôi 50 năm nếu tôi không cưới bà. Phải chi hồi trước tôi can đảm một chút thì lẽ ra ngày mai là tôi mãn hạn tù rồi!

Lệ Toàn (sưu tầm)

SỰ CỐ NGHỀ LÀM THẦY

Trong lớp học giờ đạo đức, thầy giáo đang giảng về công ơn của thầy cô.

Thầy giáo hỏi cả lớp:

- Các em hãy cho thầy biết một câu tục ngữ nói về người thầy. Câu nầy gồm có 6 chữ. Lớp im lặng.

Thầy giáo mớm ý:

- Câu tục ngữ trên có 2 chữ "Làm" và chữ "đố". Cả lớp yên lặng không ai trả lời

Thầy giáo lại mớm ý

- Câu tục ngữ trên có cả 2 chữ "Thầy" và chữ "nên" Lớp tiếp tục im lặng.

Thầy giáo điên tiết: - Câu tục ngữ trên có 6 chữ, có cả 2 chữ "mầy" và chữ "không".

Vậy đó là câu gì các trò biết không

Cuối lớp có 1 cánh tay rụt rè giơ lên.

- Em cho biết đó là câu gì? - Thưa thầy đó là câu "Làm thầy mầy không nên đố"

Lệ Toàn (sưu tầm)

GIÁM ĐỐC THÔNG MINH

Hai vợ chồng đang ngồi nói chuyện, chiếc điện thoại đắt tiền reo inh ỏi, anh chồng làm giám đốc một công ty liền bắt máy.

Bên kia giọng bồ nhí õng ẹo: "Anh đó hả?”

Anh chồng bối rối một chút, rồi nảy ra sáng kiến, liền trả lời:

- Alô! Ai đó? À, danh sách khen thưởng nhân viên công ty hả?

- Anh giỡn hoài, có thương em nữa không nè?

- Thứ nhất: Nguyễn Hoài Thương

- Thế em đến với anh nghen !?

- Thứ hai: Lê Văn Kẹt

- Hay là... Anh qua đây với em đi!

- Thứ ba: Đỗ Văn Bận

- Thế khi nào anh mới đến được?

- Thứ tư: Mai Văn Tới

- Lúc mấy giờ hả anh?

- Cuối cùng: Nguyễn Văn Bảy

Ông giám đốc tắt máy, quay sang vợ: "Hừ, văn phòng làm ăn bê bối quá. Danh sách khen thưởng mà cũng quên !"

Lệ Toàn (sưu tầm)

KỶ NIỆM VUI
 P2
    Nhớ ngày đó cái đám học trò con nít đang tập làm người lớn hay chém vè xin Thầy Cô ra ngoài đi tiểu nhưng thực sự là chuồn êm xuống hành lang gần quán Cô Quốc để lén hút thuốc Capstan. Tôi nhớ rỏ trong đám này có cả trò Trịnh... Sáu Nhỏ. Một ngày xấu trời nọ xui khiến cái đám học trò quỷ tha ma bắt này bị Thầy Hiệu Trưởng LXVịnh bắt gặp quả tang đang cùng nhau ..."ngó trên tay điếu thuốc cháy lui dần."  Tẩu vi thượng sách.  Một, hai, ba dzọt cho lẹ. Cả bọn bị Thầy Hiệu Trưởng dzí theo cùng đường đã phải mở cổng trường dzọt luôn ra đường Mạc Đỉnh Chi. Thầy giận quá  bèn truyền lịnh cho ông gác dan "khóa cổng lại luôn, không cho tụi nó trở vô."  Bị lâm vào hoàn cảnh "nội bất xuất ngoại bất nhập" cả bọn hè nhau vào quán bi da Phong Lan (lúc đó đã có bán cả cà-phê) giả bộ kêu một ly trà đá để câu giờ chờ trở lại học giờ kế tiếp. Chị Bảy đem ly trà đá kèm theo một bình trà "sơ cua" ra.  Lũ nhóc làm một hơi liên tiếp ba bình trà mà trường vẫn chưa mở cổng cho giờ học kế tiếp nên một tên đã lên tiếng "cho tụi em xin thêm bình trà ... thứ tư đi Chị Bảy ui" làm Chị bực mình hét toáng lên “bình trà của Chị không có chân nên không biết đi, đứa nào còn khát nước thì tự động đi xuống bếp mà châm thêm vào.
P1
      Hôm đó Nguyễn Khắc Ch., học sau tui một lớp tại trường Hoàng Diệu, nhà ở Cống Đôi, Đại Hải (hiện là chủ một tiệm chuyên may veston tại chợ Phụng Hiệp), CH bị bịnh, vốn là dân Bắc Kỳ ăn cá rô cây, sống tiết kiệm nổi tiếng toàn cầu nên hắn đâu dám lại tiệm thuốc tây của ông Dược sĩ đẹp trai mang kiếng trắng NBToàn để mua thuốc uống. NKC rủ tôi đi qua hốt thuốc "chùa" bên chùa Tịnh Độ, vì hắn biết tôi tuy học lớp Pháp Văn, nhưng vốn quen biết lớn với ông "phụ tá" thuốc nam NHV đang học bên lớp 9A3, vì bọn học trò bên lớp Pháp Văn hay kéo nhau sang lớp 9A3 "hun lén" người đẹp P.T.Giang (chàng ỏng ẹo như con gái, hiện đang ở Ohio). Ông "trợ lý " này lại chơi rất thân với cặp bài trùng N.V.Khải (đã qua đời năm 1983) và LHT. Khải ở trọ chung nhà với tôi, còn LHT thì hàng ngày với trang phục đơn giản áo thun ba lổ quần tà lỏn, cộng thêm cái giây bùa đỏ toòng teng trên cổ, lội bộ sang nhà tôi kiếm Khải để xù xì đủ thứ chuyện trên đời. NKC giải thích "mày quen biết lớn với NHV, nếu đi với mày,tao may ra có thể xin thuốc ' chùa ' nhanh hơn chăng"
     Đến chùa Tịnh Độ thì bọn tôi cũng phải tuân theo nguyên tắc công bằng bác ái như lời Phật dạy, cho nên NKC phải điền tên tuổi, tình trạng bịnh hoạn ra sao vào một tờ giấy đưa cho NHV, và sau đó NHV dỏng dạc ra chỉ thị "hai thằng bây ngồi yên đó đợi Thầy kêu tên" NKC lẩm bẩm "tưởng đâu mày quen biết lớn thì dễ xin thuốc, ai dè NHV cũng chỉ là người đi làm "chùa" ở trong Chùa chứ có là cái giống ôn gì ở đây đâu"
    Trong lúc chờ đợi, NKC có cây viết Trung Cộng mới mua, sau khi điền xong tờ giấy, hắn đã "làm ơn làm phước bác ái từ bi" cho bà con đứng sắp hàng xin thuốc, chuyền tay nhau mượn để ghi chép và sau đó không biết ai đó đã "cầm nhầm" luôn không chịu trả lại cho hắn. Quá tức giận vì cây viết " xịn " của mình đã bị biến mất, NKC đã xổ tiếng Đan Mạch ngay tại chốn thiền môn "Bà mẹ nó! Cây viết xịn của tui mới mua chớ bộ “của chùa” sao mấy người mượn dùng rồi lấy luôn không chịu trả lại cho tui" Nghe tiếng nói giận dữ của NKC, vị Sư hiền lành đang ngồi hốt thuốc gần đó đã nhẹ nhàng nói với anh chàng học trò HD đang nổi quạu "Bộ Cậu tưởng "Đồ Chùa" là dễ lấy lắm sao? Cậu chờ đợi nãy giờ đã khá lâu rồi nhưng nào đã hốt được thuốc để đem ra khỏi chùa đâu!"
    "Bao nhiêu năm làm kiếp con người. Chợt một chiều tóc trắng như vôi . Lá úa trên cao rụng đầy. Cho trăm năm vào chết một ngày..." Buổi chiều mùa thu nơi xứ người, ngồi nhìn lá vàng rơi tưởng nhớ lại "thiên đàng tuổi nhỏ" thuở còn học trường Hoàng Diệu, mới chợt "ngộ" ra sau gần bốn mươi năm dài, bôn ba thời vận, hiểu được chân lý “của chùa” trong câu nói của vị sư già năm xưa, tưởng như đùa, nhưng rất sâu sắc…trong đầu vẫn còn vang vọng dư âm đoạn nhạc TCS nơi sân trường cũ, mà ngày nào Thầy LVT đã cho đám học trò con nít nghe, mê nhạc nhưng chẳng hiểu gì cả và cho đến lúc giật mình nhìn lại đời mình đã xanh rêu mất rồi. Cám ơn Nguyễn Hồng V. đã cho các bạn đồng môn vài phút lội ngược dòng thời gian để cùng nhớ lại "dòng sông tuổi nhỏ" của mình.

Thạch Nguyễn NJ Mùa lá rụng 2008

THƠ VUI
Ô MAI TƯƠI

Bác Lực đi Hội chợ hoa

Bác Minh dặn vói "Nhớ quà cho tao!"

Tưởng Minh yêu chuộng sắc màu

Hoa thơm cỏ lạ ngạt ngào...Minh vui,

Ai ngờ Minh chẳng...chịu chơi!

''Ô mai tươi" mới là mồi Minh ưa!

Ngây thơ Lực cứ ''ừ'' bừa,

Nhanh chân rảo cẳng kiếm mua cho bằng.

Ghé khắp hàng họ xa gần,

Nổ đom đóm mắt vẫn không ra quà,

Hay là tại Lực quáng gà?

Ô mai toàn ''héo'', ''tươi'' ra đằng nào???!!!

Mặc lời vồn vã, mời chào

Lực ta ngoe nguẩy lắc đầu không mua

Đi mãi đến gần giữa trưa,

Tình cờ hàng chữ "ô mai tươi" đề

Ngẩn ngơ chàng Lực vác về,

Ô mai..ngâm úng sao ...thề là tươi ???

Thu Hương 02/2008

___________//___________


Ô MAI TƯƠI - VERSION 2.1

Bác Lực đi hội chợ hoa

Bác Minh căn dặn "Để nhà tao vui

Mày giùm kiếm ô mai tươi

Khi về mày ghé nhà chơi, gởi quà"

Bác Lực đi chợ đường xa

Giữ lời hứa, cố tìm ra thứ cần

Rảo vòng bao tiệm xa gần

Ô mai toàn héo biết lần nơi nao

Mặc lời rộn rả mời chào

Lực ta ngoe nguẩy lắc đầu không mua

Đi mãi tới gần giữa trưa

Mắt nổ đom đóm nghĩ thua keo này

Chân chùn, tựa quán như say

Bỗng thấy hàng chữ ô mai tươi mà?

Lực tưởng mình bị quáng gà

Hỏi cô chủ có phải là...đồ tươi?

Cô chủ chợt nhỏn nhẻn cười

Ô mai tươi đó, bác ơi hỏi gì?

Bác Lực tức bụng thấy kỳ

Ô mai ngào ngọt, cớ chi lộn sòng

Khiến cho bác phải chạy rong

Đường đi trong miệng, bác không biết xài

Đáng cho bác Lực ỉ tài

Bác móc phone mắng Minh mày chơi tao

Ô mai tươi nó ra sao

Mày không nói rõ khiến tao nổi khùng

Rồi bác chợt nổi cơn sung

Bác mua cả tá bê bưng về nhà

Một nửa bác gởi làm quà

Nửa kia bác ngắm, để mà... tức chơi!
                                            HQL




Hôm kìa đọc blog Hoàng Minh

Em bừng quạu kẻ ghẹo mình hả hê

Hôm kia em đi chơi về

Chàng đón tại cửa chàng bê vô nhà

Em vui em tặng chàng quà

Líu lo em kể chuyện qua tưng bừng

Chàng khen em, chàng bóp chưn

Người khôn ai quạu người dưng bao đồng

Hôm qua em nghĩ trong lòng

Quăng đi cục giận để không lo phiền

Hồi đêm nghĩ vẩn liên miên

Bỏ, thời lại tiếc như tiền ...thua me!

Cục giận nó bự tè lè

Vị nó đắng chát cay se cái mồm!

Cục giận lớn cỡ một ôm

Để trong bụng như mang thêm cái thùng!

Cục giận nhọn bén vô cùng

Để trong óc, lụi lủng tung cái đầu!

Cục giận như lửa dư dầu

Để trong túi cháy áo quần, bị quê!

Nghĩ đi nghĩ lại đề huề

Em gởi cục giận, chữ đề tặng Minh!

Coi như là cái tỏ tình

Coi như là vật làm tin lâu dài

Gió đong đưa cánh bướm lay

Dù giông bão vẫn không bay nụ cười

Mặc ai than khóc em tươi

Em thưởng cục tức mấy người chia nhau.
                                              Bướm Đen

  Hôm qua đọc một ác thơ

Hồi đêm bất chợt nằm mơ gặp người

Gặp em bọn hắn lại cười

Bọn hắn có vẻ thảnh thơi, em hừng

Em mắng, bọn hắn tửng tưng

Em liền nổ pháo như xuân đang về

Hắn trơ mặt như chưa hề

Em bèn tháo guốc, gió về, đứt phim

Thấy tiếc quá, em nằm im

Em dỗ giấc cố mong tìm ác nhân

Guốc em đế nhọn mười phân

Chắc mẫm dấu đóng một lần không phai

Em trở mình cả đêm dài

Bổng dưng em tức hồi ngày em quên

Cửa sổ nếu đóng khít rêm

Gió đâu len, tạo tiếng ồn, tan mơ

Sáng thấy em chút bơ phờ

Chàng thương chàng hỏi, ngây thơ em bày

Chàng cười: Em của anh hay,

Mới được nhiều hắn thài lai ghẹo mình

Chàng cười: Em của anh xinh

Mới được bọn hắn cố tình đùa vui

Lời Chuôn: Giận lẫy sẩy cùi

Giận chi thêm mệt, bùi ngùi mình ên

Giận thì lỗ, buông thì nên

Giận chi lỡ rớt cái duyên dáng mình

Hà hà, em sẽ lặng thinh

Em cười cho bọn chọc mình tức chơi

Chàng liền khen em tuyệt vời

Chợt dưng em khỏe: Chàng ơi chàng ời!


 
 
 
 

                  Nhân đọc bài trên Đặc san Xuân

                             Nhân Valentine ai ơi đừng đổi giọng.

Em năm mươi hồn đang dậy sóng

Bao sáng chiều lóng ngóng trước gương

Nhìn đi nhìn lại vấn vương

Vẫn duyên dáng vẫn dễ thương quá chừng!

Nhỏn nhoẻn cười thấy mừng quá xá

Đời bỗng xuân thiệt đã hơn mong

Bỗng dưng sao má em hồng

Bỗng dưng em thấy trong lòng xôn xao

Nhân tụi bạn rủ nhau du lịch

Chàng giữ nhà, thỏa thích em đi

Trãi qua bao chuyện ly kỳ

Vui không kể hết, cười chi chưa từng

Tám từ hôm tới hừng buổi sáng

Bao tâm tình thấy đáng cuộc chơi

Đang sung đâu thiết nghỉ ngơi

Kéo nhau cả đám đi bơi cho tường

Áo tắm em đầy hương vải mới

Màu sáng tươi, tự ngợi khen mình

Mặc vào em thấy thêm xinh

Nhắc mấy đứa bạn ghi hình về chưng

Bất chợt nhớ, la: đừng chụp nữa

Kẻo mai này có đứa gởi hình

Em mặc áo tắm tới Minh

Nghề photoshop,chắc mình bị trêu

Ghép, chỉnh, đổi…hắn đều thông thạo

Lỡ hắn làm rớt áo em sao!

Vội vàng em đổi giọng cao

Nè nè bà bắn đứa nào gởi tin

Chuyện tao tắm tới Minh cà…sóc

Chặn từ xa kẻo khóc sau này

Em vui em thấy em hay

Vài vòng bơi khỉ cho vây nước vào.
                                        hql

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Văn - Truyện ký

vme
     Từ nữa tháng trước tôi hẹn Ngọc Ánh và nứng Sâm nếu về Sóc Trăng thăm quê, gặp bạn tôi sẽ tổ chức buổi tiệc tiếp đãi ở vườn me Bãi Sào. Rồi cũng tới ngày hẹn, hai vợ chồng người bạn từ Texas đã về ở khách sạn Quê Hương từ hôm trước. Sáng nay, trước khi qua vườn me, hẹn nhau ăn sáng khá đông, ăn món dân dã đậm nét quê hương. Ngoài hỏi han như thường lệ còn xen vài chuyện vui khiến buổi ăn sáng rất cởi mở. Hẹn nhau mạnh ai nấy đi. Tôi chở nứng quẹo qua hông chợ mua thêm ít trái cây và về nhà xách thêm bốn ký tép, bịch rau càng cua- rau sạch mọc như đám rừng nhỏ trên sân thượng nhà .
    Vườn me của người anh tôi, anh Cua, không xa lạ với nhóm bạn vì hầu hết đã từng tới đây chơi và ăn uống. Từ tuần trước toán tiền trạm gồm tôi, Minh, Thành, Kiệt, Thu, Sơn đã tới tìm hiểu tình hình, chọn địa điểm hạ trại. Minh đòi ra căn nhà mới cất khá rộng chỉ có cái nóc dễ bị nắng khi chếch bóng, Kiệt nói làm ở chỗ có căn nhà sẵn có sân, toillet, bộ sa lông, tôi nói vô tới cuối vườn có thêm căn nhà nhỏ mới xây mát dữ lắm nhưng lại không có chỗ nấu ăn. Bàn với chủ nhà, anh ta chỉ cái chòi lá khá rộng có sẵn hai bàn và bốn ghế đá, thuận tiện vì rất gần bên chỗ nấu ăn, có nhà vệ sinh sạch sẽ, bên hồ sen mát mẻ. Căn bản đồng ý, sẵn bàn ghế anh ta bày ra hai con gà luộc và chai rượu ăn mừng thành công ban đầu. Đang vui mưa chợt tới thăm, mưa rơi tí tách trong chòi. Nhắn tin, vợ chồng Chuôn đội mưa qua chung vui. Trần Lái tình cờ ghé qua, nhập bọn khiến buổi gặp mặt dã chiến kéo dài tới trưa. Thấy tôi nhìn nóc chòi, chủ nhà nói yên tâm, ảnh sẽ lo. Cho chắc, hôm qua Minh, Kiệt và tôi đã tới đây thăm dò lần nữa. Chủ vườn đã cho người lợp lại mái chòi phòng mưa, cưa bỏ cột giữa nhà cho chòi rộng và bắt thêm đà giằng ngang cho chắc chắn, gắn đèn điện phòng mưa trời tối, đặt mấy chậu hoa quanh chòi cho có màu mè, kê lại tới năm bàn tám ghế đá đủ chỗ theo đặt hàng, nền được quét dọn sạch sẽ, ly chén được xếp trên kệ kế bên, thậm chí nhân tiện anh làm lại hoàn toàn khiến cái nhà vệ sinh mới toanh, nhưng anh ta không có mặt mà chỉ dẫn công việc từ Sài Gòn, nói là đêm sẽ về tới. Sau đó, tôi đã ra vườn theo lời dặn của Chuôn, bẻ hai trái đu đủ để sẵn cho ráo mủ, để mai bào ăn sẽ ngon hơn .
    Thực đơn được thông tin từ trước là năn bộp với bông súng xào tép, càng cua bóp dấm, đọt lang Nhật luộc, dưa mắm, cá chiên, cá kho lạt, gỏi đu đủ. Thức uống có cà phê, nước cam vắt, nước dừa dứa, trà đá và rượu trắng. Theo dự tính Kiệt sẽ xuống ao hái bông súng, mọi người phải đi câu cá mới có cá làm đồ ăn, nếu câu không đủ sẽ chài, nên tôi đã nói đứa cháu chuẩn bị ba cần câu và cái chài từ trước, coi như là một công hai việc, được thư giản vô tư vì trong vườn nhiều ao, nhiều cá. Nhưng chủ vườn thiếu lòng tin ở khách nên ngày hôm trước đã cho người xuống ao kéo lưới thu gần chục con cá phi, mỗi con gần cả ký, rộng sẵn. Khi kéo cá phải dọn bỏ hết bông súng khiến Kiệt mất dịp trỗ tài. Kiệt, rất thân với Ngọc Ánh, nên lo việc mời bạn, dự tính sẽ vừa đầy tám cái ghế đá đôi .
    Tôi làm chủ nhà phân việc, Chuôn làm tổng bếp, Minh làm tổng phụ bếp. Hai người sẽ tiếp tục phân vai các bạn còn lại. Bất ngờ là em gái tôi cũng ham vui, hai vợ chồng chạy xe qua hùn làm thêm món tép chiên nên bếp càng thêm ồn ào. Nứng và Sơn cận tình nguyện đi lặt đọt lang trong khuông viên vườn. Chắc trò chuyện hơi nhiều hay là sợ sâu, hay nhân tiện giùm nhổ cỏ cho chủ nhà mà vườn lang mênh mông, xanh um, hai người một buổi chỉ lặt đủ hai dĩa nhỏ sau khi luộc. Trí Hiền nhận việc bào đu đủ, Tú chiên tôm gần đó, Chuôn lúc rảnh bóp gỏi càng cua. Mai phụ trong bếp. Tú ngồi chiên tôm, mặt nghiêm, ai hỏi cũng hỏng thèm trả lời. Mai nói chắc Tú đau răng. Trí Hiền nói hồi nảy tui thấy nó ăn vụn, thử tôm chiên, chắc tôm nóng quá phỏng lưỡi rồi. Không ai nhịn cười được, trừ Tú. Năng bộp lột sẵn một rỗ lớn và bông súng cũng lột sẵn do nhắn chủ vườn giùm mua ở chợ Bãi Sào đã để sẵn trong bếp trước khi chúng tôi tới. Chủ vườn còn không tin nhóm này biết làm cá hay là lo nhóm này gìa còn ham chơi nên đã nhờ người làm cá, vừa xong, còn tươi trong. Không biết chỗ này có cần cám ơn không, chớ nhóm con gái đã chuẩn bị tinh thần dao thớt sẵn rồi. Nhóm con trai cùng ngồi lột tép, cắt năn, bông súng , xẻ cá…. Công việc tạm ổn, nứng, Minh và tôi xách ba cần câu ra làm màu. Minh giật được con cá phi nữa ký, hí hửng xách vô bếp khoe mấy chục năm mới câu được con cá nặng như vậy. Tưởng chắc có người khen, hổng dè gặp Chuôn, Chuôn phán chắc cá bị mù. Hình như hai người này kỵ tiếng với nhau. Tôi kéo được con cá ..la hán khoảng gần bàn tay, rất đẹp. Sơn cận xung phong gở cá nói sẽ mang về nhà nuôi. Chuyển qua chài cho chắc. Chài đầu khá nặng, con trắm cỏ trên hai ký và hai cá phi, nứng vui quá nhảy qua tập chài. Tú nghe ồn ào chạy ra khoe chài là nghề của nàng. Quả Tú có nghề thiệt, chài tròn miệng, lần lượt kéo lên thêm hai con trắm cỏ, con nào cũng trên hai kí lô. Các cô nàng vui vẻ nói sẽ chia nhau số cá đó đem về . Công việc ở bếp dù chộn rộn, rồi cũng xong. Phái nữ trình làng thành quả tập thể của mình sau gần ba tiếng vừa làm vừa nói chuyện. Đồ ăn bày gần đầy cả năm cái bàn. Mọi người vui vẻ nhập tiệc. Vai chánh dĩ nhiên là Ngọc Ánh và nứng. Kế Vị và Thành ép nứng uống rượu có pha chút mật gấu nứng cũng hơi khoái vui nhưng Ngọc Ánh ngồi kế bên không gật khiến nứng chỉ cầm ly nước khoáng. Món năng xào tép quá ngọt được bình chọn số một và bị xử nhanh. Vừa ăn vừa bình phẩm vừa nói chuyện trong nhà ngoài nước. Thắc mắc sao rau lang luộc bị đen, có người nói tại nứng lặt rau mà lặt luôn cỏ nên bị nhiễm màu! Minh sau đẵ dằn bụng mấy chén cơm, kể chuyện có anh chàng có vợ đẹp nhưng hung hăn và hay ghen. Mỗi khi đi đâu thì hắn dấu vợ trong phòng ngủ, cấm ra ngoài. Cô vợ thì khoái ăn quà vặt. Có bữa nhân chồng ra ngoài cô ta nhờ mua tới ba dĩa chuối xào dừa xơi một mình trong buồng. Chồng về, kiểm soát, thấy nước ướt trên giường hơi kẹo kẹo, bèn kêu vợ hỏi. Vợ thật tình nói là nước cốt dừa bị đổ. Anh chồng trợn mắt, gằng giọng:”Tao liếm mà không béo là chết với tao”. Chuyện khác, ở quê Minh có bác sĩ vườn , kê toa chỉ món vitamin C cho một phụ nữ vừa chết chồng. Chắc cô này không có bệnh, chỉ mệt mỏi vì lo chuyện chồng con nên cần thuốc bổ. Cô này do học ít hoặc đầu óc đa nghi cầm toa coi đi coi lại, quay vô mắng xối xả vào mặt bác sĩ: Bà mà thiếu vitamin C hả, cái mặt mày thiếu vitamin L thì có, rồi vụt bỏ toa, về. Kiệt ngây thơ nói tao chưa biết, chưa nghe vitamin L bao giờ. Những tràn cười quá đã rộ lên. Anh chàng Kiệt còn có một tích ngây thơ của riêng mình không lẫn với ai được. Đó là mỗi sáng thứ bảy tôi hay điện cả nhóm bạn ăn bún nước lèo hông chùa ông Bổn. Có hôm, do rãnh sớm, tôi gởi tin nhắn đỡ tốn tiền, tôi nhắn Bún 7AM. Lúc 7 giờ có mặt đủ, trừ Kiệt đã trễ mười phút vẫn chưa thấy tới, Sơn bèn điện cho nó. Nó bắt máy là hỏi ngay quán 7 Am ở đâu tao tìm hoài không thấy? Sơn trả lời AM hay CHÙA là một, chỗ cũ, tới ngay đi. Tiếng cười lại rộ lên. Cả nhóm tha hồ vui do chiếm trọn vườn vì chủ vườn từ Sài Gòn về, sáng có vô tiếp sắp xếp, xong quẹo lên Sài Gòn ngay tiếp tục công việc. Cám ơn anh ta nhiều vì tấm lòng tử tế. Cuộc chơi kéo dài, tốn khá nhiều rượu chủ nhà, còn hai chai rượu vợ chồng bạn mua về tặng thì để đó sẽ tặng lại chủ vườn. Thức ăn được mang lên thêm, tới món gỏi đu đủ thì hơi no. Chuôn và Hiền đi bẻ dừa dứa trái bói, mùi nước dừa rất thơm, tiếc là còn hơi non nên không hái nhiều. Hai tuần sau tôi và con gái nhỏ qua hái lúc đó dừa có cơm rất vừa ăn. Mãi tới xế chiều thì Thu và Hồng Lợi, do công việc tới trễ, xơi tạm gỏi đu đủ nói chuyện tâm tình với bạn xa về vậy. Rãnh rổi, Trí Hiền xách cần câu và mang theo cái giỏ, tưởng chừng như sẽ câu hết cá trong ao. Chắc không thành tâm, Hiền ngồi một buổi, không dụ được con cá nào, bèn theo Tú đòi chia cá Tú chài được. Mọi người tản vô vườn me, chụp hình lưu niệm. Vườn me rộng hai hecta, chỉ trồng me ngọt đang thời sung sức, xen một số cây ăn trái như cam, bưởi, ổi, đu đủ, dừa và hoa móng tay vàng khắp nơi, khá đẹp. Lúc này me chỉ có trái bằng ngón tay út, chưa gìa, chưa ngọt. Có năm trúng thu gần mười tấn me nhưng vẫn không đủ bán cho chợ Sóc Trăng, dù giá không rẽ khoảng ba mươi ngàn một ký. Anh Cua là kỹ sư trồng trọt nên chuyện chăm sóc vườn me hoàn toàn tự lo, chỉ mướn người vun gốc, vô phân. Vườn me còn là nơi làm việc, tiếp khách, đãi bạn bè của chủ vườn, cũng là nơi thỉnh thỏang chị anh em tôi họp mặt vào cuối tuần.
    Mọi người cùng nhau dọn dẹp sau khi làm xong chầu cà phê chiều tự pha chế. Vui quá nhưng không ai say, ai cũng tự ra về. Cửa rào được khép lại, vườn không hư hao gì, chỉ có cá dưới ao sẽ nhát mồi cả tuần vì bị Tú trấn áp quá xá. Mấy con chó giữ vườn rất hung hăn khi nhóm đến, nay quyến luyến vẫy đuôi như là cám ơn đoàn đã chiêu đãi chúng buổi xương ra trò. Các bạn hẹn giờ ngày mai cùng đi chơi tiếp ở Cà Mau. Qua cuộc vui tôi thấy điều đáng kể nhất là từ nay trong vườn có chỗ đãi bạn khá tươm tất còn có thể xài được dài dài. Vậy bạn nào thấy thích tôi hứa sẽ chiều. Linh thiệt, mấy ngày sau có bạn xa xứ viết thơ hẹn sẽ gặp tôi cùng các bạn tại vườn me để viết tiếp tập hai chuyện vườn me ngọt, còn đòi bổ sung thực đơn món cua rang me. Tới nay, chuyện này tôi chứa dám nói trước với anh tôi .

                                                                                                                  Đầu tháng 7 năm 2008

Văn - Truyện ký

    Thông thường, nếu rủ nhau đi chơi, chỉ cần í ới. Tùy nơi sẽ đến, bạn tham gia gom vài thứ cần thiết nhét vào ba lô, lên đường, dù gần dù xa. Thời học sinh ai cũng có lần như vậy. Đơn giản nhưng rất vui. Có thể thành kỷ niệm nhớ hoài .
    Chuyện dưới đây có khác .
    Hơn mười bạn học cũ rủ nhau đi chơi chung nhân có một bạn sắp xa xứ. Chương trình được bàn cải kỹ lưỡng về thời gian, địa điểm...thậm chí cả chỗ ngồi trên xe. Sao phải quá chi li như vậy? Như có một chút quá cẩn thận và một chút hơi ...khó tính . Chắc do tuổi tác ...cao. Bởi những người tham gia đã là bạn học Hoàng Diệu cách đây gần ...40 năm .
    Có lẽ do lần đầu xa vợ xa chồng đi chơi chung hay do khó ngủ vì lớn tuổi hoặc do mãi suy nghĩ về kỷ niệm thời trung học mà ai cũng có mặt trước giờ hẹn với ít nhiều háo hức trên từng gương mặt phong sương. Hành lý lĩnh kĩnh, va li to, những cái bụng to khiến xe chật ních và như muốn bung ra vì những tràng tiếng cười do một bạn có máu tếu tạo nên.
    Rời thành phố Sóc Trăng khi phố còn vắng lặng. Bốn tiếng sau ghé Trung Lương nạp năng lượng và tu chỉnh dung nhan. Làm đẹp đâu chỉ là của giới trẻ. Mọi người tươi tỉnh ra và tiếng cười lại tiếp diễn. Hình như người cao tuổi chứa nhiều thông tin trong đầu hơn nên nói hoài không hết chuyện .
    Đã quá trưa. Nhiều cái bụng đang sôi. Khi bãi biển Mũi Né hiện ra với vẻ đẹp lạ kỳ thì cơn đói như tiêu tan. Đồi Sứ kia kìa, có ai đó reo lên. Chị Lụa , anh Sơn; đôi vợ chồng trẻ - tôi nghĩ các bạn này trẻ vì đều rất vui vẻ, cởi mở, hòa đồng, dù cũng là dân U60 như nhau; đã rất thành đạt trong cuộc sống, là chủ resort Đồi Sứ - rất vui mừng khi gặp lại đồng môn Hoàng Diệu và đã chiêu đãi các bạn học cũ buổi ăn ra trò với những đặc sản miền biển. Anh Sơn mời cả nhóm đi coi mũi Kê Gà ,chỗ nhô ra biển xa nhất của dãy đất hình chữ S mến yêu, có đặt hải đăng được xây từ thời Pháp thuộc. Thêm hiểu biết thì quá tốt. Ghi lại hình để làm bằng là đã đến. Với sự thân tình mến bạn, chủ nhân Đồi Sứ đã giữ chân đoàn lại nghĩ qua đêm. Phong cảnh Đồi Sứ thật thơ mộng và quyến rũ như khiến chiều vui qua mau. Cái mệt như tiêu tan vào tiếng gió mênh mang. Đêm Đồi Sứ tỉnh lặng, dạt dào tiếng sóng. Khuya đó, như có nhiều người lẻn cưa hàng dương phía trước phòng nghĩ ven biển. Chắc cây đỗ nhiều vì tiếng cưa rất lớn, đều và kéo dài. Cũng may, sáng hôm sau cho thấy đó chỉ là ... mộng đẹp của ai khó ngủ .
    Quyến luyến rồi cũng phải gỉa từ, hướng cao nguyên trực chỉ. Vườn thanh long, vườn nho không mới nhưng lạ với ai lần đầu thấy. Những tiếng trầm trồ nhiều hơn khi đèo Ngoạn Mục hiện ra xứng danh với tên của nó, với những cảnh quan hùng vĩ và làm các bạn nữ không ít dịp thót tim ở những khúc quanh hẹp. Thở phào khi xuất hiện rừng thông bạt ngàn. Đà Lạt đón chào bằng cơn mưa nhẹ trái mùa và những vòm phượng tím là lạ. Nghe nói một số đường nội ô Sóc Trăng đã có trồng giống phượng lạ này, có thân và lá giống như cây anh đào. Phượng tím trỗ hoa trước phượng hồng khoảng 3 tháng sẽ không thể thay thế được màu hồng phượng trong lòng các thế hệ học sinh. Quá trưa, bữa cơm niêu quá ngon quá no vì quá đói. Trời thương người ...cao tuổi trời ngưng mưa nên buổi chinh phục đỉnh Lang Bian diễn ra vui vẻ. Đỉnh núi cao hơn tầng mây thấp nên một bạn từ nhà vệ sinh đi ra thông báo là một kỷ lục Guinnes mới được xác lập: sè trên mây. Chắc cũng chỉ người cao tuổi mới có “hiểu biết “ như vậy. Buổi ăn chiều thêm rộn ràng khi nhận được chủ quán lại là người Sóc Trăng lang bạt mưu sinh tới nơi này. Nữ chủ nhân tặng cặp vợ chồng duy nhất trong đoàn keo rượu ngâm viagradê với lời chúc góp vốn sớm nặng thêm thằng cu. Tiếc, cặp vợ chồng này không biết uống rượu nên hiệu lực của keo rượu vẫn còn là điều bí ẩn cho tới bây giờ.
   
    Hôm sau.....
   Thung Lũng Tình Yêu cạn nước, hồ Than Thở quá dơ. Đã đến đã vào, thôi thì ráng tìm chút kỷ niệm về khoe tụi nhỏ. Ba vị hóa thân thành sơn nữ. Flash chớp lia chia. Hình ảnh có đẹp hơn nhưng âm thanh thì chịu. Lần dò xuống thác Datanla thử sức. Mới xuống đã thở ngắn thở dài. Già rồi. Đành lên bằng xe trượt, dưỡng hơi vào hồ Tuyền Lâm hút rượu cần. Phong cảnh hồ tuyệt đẹp, không khí trong lành, nước trong xanh, rừng cây xanh, bầu trời xanh như làm cho lòng người chùn xuống, trẻ lại. Bạn nữ giơ tay nhờ bạn nam cầm kéo lên thuyền ra hồ. Có tiếng bạn nam :Ba bốn chục năm trước, tụi tui muốn cầm tay, mấy bà không cho. Bây giờ “bà nội bà ngoại“ hết lại kêu tui nắm. Tiếng cười lại rộ lên .
     Điểm lại tới tuổi này, chỉ có một nữa đã từng tới đây, nên bên buổi cơm giản dị trong chòi lá ven hồ, cái náo nức vẫn còn nơi ánh mắt. Một người một ống hút bình rượu cần chung. Rượu vào ...thơ ra. Cùng “sáng tác bổ sung“ câu thơ lục bát còn thiếu 4 chữ của nhà văn Nguyễn Văn Sâm-U70 duy nhất trong đoàn: Vân Tiên ngồi tựa bụi môn / Chờ cho trăng lặng....Mọi người giành nhau nói, ồn hơn cái chợ nhỏ, khiến chuyện tình Vân Tiên kể hoài không tới hồi kết. Quay trở lại thiền viện Trúc Lâm tìm một phút tỉnh lặng trong đời .
    Chiều xuống với mù sương, cả nhóm chơi khuya. Có bạn chỉ ham đi xem hoa, sở trường. Tiếc, đêm đó mùng 9 tối trời, khiến mọi người không hưởng đủ thú trăng hoa .
    Giả từ xứ sở ngàn hoa. Xe thêm nặng, đầy hoa, quà và bầu tâm sự. Như nuối tiếc chuyến đi ngắn ngủi, ghé Mandagui chơi trò cắm trại. Rượu mang theo từ Sóc Trăng lại bày ra. Dưới bóng rừng trưa, tiếng côn trùng rỉ rả, thời gian như giật mình chạy ngược vì những tiếng cười hết miệng. Có bạn nữ nói hồi trẻ tui đâu dám cười đã như vậy, chắc lần này về đuôi mắt thêm dấu chân chim. Già thì cởi mở, sống thật lòng hơn chăng? Mong vậy .
     Ai cũng như nhau, tóc không còn đen, da không còn láng; nhưng điều không phai là tấm lòng, là tình xưa nghĩa cũ, là những kỷ niệm không nhòa tuổi hoa niên. Đó là sợi dây gắn kết có buổi vui chơi này. Kỷ niệm chồng lên kỷ niệm. Xin mượn câu nói của một bạn trong đoàn để kết thúc chuyến đi và bài viết :” Được hiện diện trên cõi đời này là điều vô cùng hạnh phúc. Hãy sống hết lòng vì nhau, yêu thương và tha thứ ...”. Chắc có bạn trẻ đọc tới đây cười cho là người già hay lý sự đời. Bạn đó đúng .

Những người bạn của tôi

Chuyện nứng Sâm

nungsam
     Gặp lần đầu hôm lễ cưới cô bạn cùng trường Hoàng Diệu ngày xưa, chú rễ, nứng Sâm không thể hiện có gì đặc biệt, ngoài mái tóc bạc phơ khá tài tử và gương mặt có chút phong trần . Tiếp những lần đi chơi chung nứng mới có nhiều thời gian biết thêm về nhóm bạn của vợ mình . Qua đó thấy nứng vui tính chớ không nghiêm như dáng bên ngoài . Nứng cũng cởi trần vô vô chất cay cay với mọi người, cũng giơ tay cao đánh…bài tiến lên với bọn đàn em, cũng sốt sắng cõng đồ tiếp bạn khi đi chơi, nhưng chủ yếu là tiếp vợ !

    Những lần nứng từ Texas về Sóc Trăng, tôi cũng đi chơi cùng nứng, qua đó mối quan hệ thân thiết hơn . Nứng tặng tôi hai tập sách của nứng xuất bản ở Mỹ . Qua hai tập sách tôi biết thêm nứng viết khá nhiều, xuất bản cũng khá nhiều . Tôi chỉ đọc chưa hết một quyển sách nứng tặng, nên không thể làm ếch ngồi đáy giếng đo trời nên mượn lời một nhà văn nhận xét về nứng : Nguyễn Văn Sâm là nhà văn của Sài Gòn lục tỉnh, bởi vì toàn thể các sáng tác của ông đều toát lên cái mùi và hơi thở của vùng đất ngồn ngộn sức sống phương Nam . Gần đây nứng trở về với gia tài cổ của dân tộc bằng cách phiên âm các tuồng hát bội, truyện thơ viết bằng chữ Nôm chưa từng được phiên âm mà nguyên bản hiện còn đang nằm trong các thư viện lớn ở Âu châu . Nứng góp phần cho dòng văn học phương Nam tiếp tục chảy nơi đất khách xa xôi, góp chút hơi ấm sưởi lòng người xa xứ . Hình ảnh nứng đã được khắc họa khá rõ nét . Hơn ba năm quen biết, chuyện qua lại tôi và nứng bình thường . Sau này có hai chuyện nứng gởi cho tôi như là hai bài toán khó, có bài giải được chỉ là cầu may . Ở bài viết này, tôi kể chơi về bài toán thứ hai, bài toán dễ hơn nhiều so bài toán trước .
       Vợ chồng nứng về thăm Sóc Trăng . Sau hai ngày vui chung, cặp chim câu tốn thêm mấy ngày đánh lẻ thăm nhà từng bạn , Xong lên sài Gòn, về Củ Chi thăm tổ chim vắng chủ nay sự thể thế nào . Rồi cặp chim rủ nhau bay đi hưởng nắng đồi gió biển miền Trung . Tôi và nhóm người khác có chuyện cũng ra Trung . Khi xe tôi từ Bình Định lăn bánh xuôi Nam thỉ cặp chim cu đang ra ga xe lửa ở Nha Trang đi Bình Định . Hai bên không gặp nhau nhưng nứng cũng ráng tìm chút hy vọng nhờ tôi tìm người bạn cũ trên bốn chục năm chưa gặp lại . Chỉ biết bạn già đó nhà ở Qui Nhơn, đường Quang Trung, gần bưu điện . Nếu tôi đang ở Bình Định chạy xe vòng vòng tìm giùm, nay đã về gần tới Sông Cầu và không thể quày xe lại vì đã hẹn công việc ở Phú Yên . Tôi điện thoại ngay người bạn vừa gặp hôm qua ở Bình Định và báo lại một số thông tin ngắn gọn đó . Anh chàng kia hứa sẽ giúp . Trong bụng tôi cũng không tin sẽ có kết quả khả quan . Sau thời gian hẹn, chàng ta điện hỏi tôi là biết thêm gì ngoài những điều đã nói . Tôi điện nứng, nứng nói là người bạn tên ABC, trước đây từng dạy học, khi lớn tuổi có viết một số sách khảo luận về văn chương Hán Nôm . Tôi lại làm cầu nối . Anh chàng kia không biết bằng đường dây nào, nữa tiếng sau lại điện hỏi còn thêm thông tin nào không . Chàng ta đã nhờ cảnh sát trên đường đó tìm được mấy ông giống tên vậy rồi nhưng không có ông nào từng dạy học, không ông nào ở gần bưu điện hết . Tôi điện nứng để hỏi thêm thông tin, nứng tắt máy . Không biết đêm hôm cặp chim câu mắc làm gì mà quên sạc pin . Tôi bèn hối thúc bạn kia ráng thêm một chút, cứ tới gần bưu điện hỏi thăm . Sau này, anh ta kể lại là tới gặp cảnh sát khu vực đó tìm hiểu, anh cảnh sát cũng tốt bụng tra không có tên trong sổ sách, nhưng chỉ anh này nên đi hỏi những người lớn tuổi trong khu vực, nhất là người từng dây học mấy chục năm trước . Anh ta tới vài nhà . Có một bác lớn tuổi nói biết có người bạn quen với ông này . Nhà ông bạn già kia không có điện thoại, anh bạn tôi phải tốn nữa tiếng chạy tìm . Ông bạn già kia xác nhận có quen ông ABC nhà gần bưu điện đường Quang Trung nhưng tận Hoài Nhơn chớ không phải trong thành phố Qui Nhơn này . Rất may ông bạn già có số điện thoại nhà ông ở Hoài Nhơn . Ông ta bèn điện cho bạn Hoài Nhơn hỏi có bạn như thông tin tôi cung cấp cho anh bạn tôi hay không . Ông bạn già kia trả lời nhớ là hình như vậy ! Chắc quá lâu không liên lạc nên ông ta không nhớ chắc .
     Dù sao cũng đã có đầu mối, anh bạn trẻ mừng quá điện ngay cho tôi, cho tôi số điện thoại ở Hoài Nhơn và nhắn ông bạn già kia đang đợi điện . Tôi cám ơn lòng tốt của bạn đã hết lòng giúp tôi, cũng cám ơn thầm những người lớn tuổi kia đã làm cầu nối cho buổi gặp gỡ ly kỳ này . Tôi điện, nhưng máy nứng không lên tiếng . Tôi sốt ruột vì tin tức nóng hổi đang cần lời kết của nứng . Tôi tốn công và phải chịu ơn bạn bè lo cho nứng mà nứng sao bình tâm quá . Có lẻ nứng cũng không tin với bấy nhiêu thông tin mà tìm được người bạn học chung đại học ở Sài Gòn mấy chục năm trước và nứng chỉ biết chỗ ở của bạn mơ hồ theo ký ức chớ chưa từng tới nhà bạn . Tôi lục danh bạ số điện thoại lưu, tìm thấy số nứng từng gọi tôi khi về Sài Gòn tháng trước . Gọi cầu âu, không dè điện thoại reo, mà alô là giọng nứng nữa chớ . Vừa tức, vừa mừng . Tôi cho tin tức trước . Tôi hỏi nứng sao tắt máy . Nứng nói hết pin . Tôi nói vậy sao nứng không cho tôi số này, để còn hỏi han nhau tìm bạn cho nứng . Chắc đôi chim câu lại lo rúc rúc trên xe lửa . Tha nứng vậy, kẻo hỏi dồn quá nứng giận, lên máu thì nguy . Tôi chuyển qua phần tin mừng, đọc số điện thoại nứng ghi và nói nứng phải điện ngay để xác định kết quả, nhưng tỉ lệ đúng đã trên chín phần rồi . Nữa tiếng sau, khi nghĩ rằng đôi bạn già này đã mỏi miệng alô, tôi điện nứng . Nứng nói đúng là người cần gặp rồi, cám ơn tôi . Tôi liền điện cho người cũng đang nóng lòng không thua tôi là anh chàng bạn ở Bình Định . Sau khi cám ơn rối rít . Tôi hỏi làm sao bạn có kết quả mau vậy . Bạn đó nói Nếu để anh tìm thì vô phương . Qui Nhơn đâu có đường Quang Trung ! Con đường đó đã đổi tên lâu lắm rồi và nằm ngay trước cơ quan em ! Do vậy, sau khi anh nhờ, em sắp xếp công việc rồi chạy tới chỗ mấy anh cảnh sát khu vực, là chỗ quen biết, nên nhờ cũng mau . Rồi em tìm tới khu gần bưu điện, nhưng trạm này mới có gần đây thôi . Kết quả đã biết . Hèn chi lúc trên xe tôi dò bản đồ thành phố Qui Nhơn tới mỏi mắt cũng không thấy đường Quang Trung vì bản đồ mới in sau này .

    Tóm lại, nứng nhớ dai, đúng các thông tin, chỉ sai chữ Hoài ra chữ Qui . Hai nơi này cách nhau trên trăm cây số. Nhưng nhờ nứng nhớ lộn, tôi mới dám giùm nứng . Nứng nhớ đúng tôi chịu vì tôi cũng chưa biết Hoài Nhơn và không quen ai ở đó . Cái may của nứng là đường Quang Trung nằm ngay cơ quan người bạn nên anh ta mới siêng, nhanh tìm giùm . Cái may thứ hai là đường này vừa có trạm bưu điện, nên có chỗ định hướng mà tìm . Cái may nữa là anh cảnh sát nhiệt tình chỉ chỗ những nhà có người lớn tuổi để hỏi thăm, nhờ đó lần ra người cần tìm . Còn buổi trùng phùng sau đó giữa hai người bạn học chung sở trường, sở thích hơn bốn mươi năm mới gặp lại cảm động ra sao, để người trong cuộc kể tiếp vậy .
                                                                                                                 HQL

  LỊCH SỬ VIỆT NAM 1. Thời kì nguyên sử ( 2879 – 111   CN • Năm 2819 trc CN : người Việt cổ hình thành (lấy tTtên Bách Việt) • Chiến t...