Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Thơ

                           Gửi cho nhỏ
                                                                               (Tặng bạn bè xa xứ của tôi )
                                                       

                                                      Gửi cho nhỏ chùm phượng hồng mới nở
                                                       Chút bụi mù...cơn lốc nhẹ ...quanh đây
                                                       (Đã xa lắc buổi giao mùa thuở nhỏ )
                                                       Mộng còn xanh lòng đã cỗi ...bao ngày
 
                                                       Gửi cho nhỏ giọt mưa nghiêng mùa hạ
                                                       Chút nồng nàn hơi đất của quê hương
                                                       Đời tất bật ,nợ áo cơm vất vả
                                                       Vẫn mát xanh thời tuổi mộng thiên đường
 
                                                       Nhỏ bây giờ những tháng năm xa xứ
                                                       Cánh chim bằng ,vườn mộng , buổi an vui ...
                                                       Chùm hạnh phúc ngọt thơm môi sửa ngọt
                                                       Có khi nao nhỏ nhớ ... một khung trời ?...
 
                                                      Ta gửi nhỏ một góc trời quê đó
                                                      Mưa đầu mùa phượng đỏ mắt rưng rưng
                                                      Nơi ngày xưa nhỏ đi về mấy bận
                                                       Có mắt ai đăm đắm mộng theo cùng
 
                                                       Buổi giao mùa có hương thầm của đất
                                                       Guốc khua vang áo trắng rộn đường quen
                                                       Nhỏ có về kịp mùa hoa phượng nở
                                                       Để dang tay nâng tuổi hạ qua thềm....
   Đọc thêm bài cùng tác giã

Văn - Truyện ký

                    Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
   Thông thường , nếu rủ nhau đi chơi, chỉ cần í ới .Tùy nơi sẽ đến , bạn tham gia gom vài thứ cần thiết nhét vào ba lô, lên đường , dù gần dù xa . Thời học sinh ai cũng có lần như vậy . Đơn giản nhưng rất vui . Có thể thành kỷ niệm nhớ hoài .
    Chuyện dưới đây có khác .
    Hơn mười bạn học cũ rủ nhau đi chơi chung nhân có một bạn sắp xa xứ .Chương trình được bàn cải kỹ lưỡng về thời gian , địa điểm...thậm chí cả chỗ ngồi trên xe . Sao phải quá chi li như vậy ? Như có một chút quá cẩn thận và một chút hơi ...khó tính . Chắc do tuổi tác ...cao. Bởi những người tham gia đã là bạn học Hoàng Diệu cách đây gần ...40 năm .
    Có lẽ do lần đầu xa vợ xa chồng đi chơi chung hay do khó ngủ vì lớn tuổi hoặc do mãi suy nghĩ về kỷ niệm thời trung học mà ai cũng có mặt trước giờ hẹn với ít nhiều háo hức trên từng gương mặt phong sương .Hành lý lĩnh kĩnh , va li to , những cái bụng to khiến xe chật ních và như muốn bung ra vì những tràng tiếng cười do một bạn có máu tếu tạo nên .
    Rời thành phố Sóc Trăng khi phố còn vắng lặng . Bốn tiếng sau ghé Trung Lương nạp năng lượng và tu chỉnh dung nhan . Làm đẹp đâu chỉ là của giới trẻ . Mọi người tươi tỉnh ra và tiếng cười lại tiếp diễn . Hình như người cao tuổi chứa nhiều thông tin trong đầu hơn nên nói hoài không hết chuyện .
     Đã quá trưa . Nhiều cái bụng đang sôi .Khi bãi biển Mũi Né hiện ra với vẻ đẹp lạ kỳ thì cơn đói như tiêu tan . Đồi Sứ kia kìa , có ai đó reo lên . Chị Lụa , anh Sơn ; đôi vợ chồng trẻ - tôi nghĩ các bạn này trẻ vì đều rất vui vẻ , cởi mở , hòa đồng , dù cũng là dân U60 như nhau ; đã rất thành đạt trong cuộc sống , là chủ resort Đồi Sứ - rất vui mừng khi gặp lại đồng môn Hoàng Diệu và đã chiêu đãi các bạn học cũ buổi ăn ra trò với những đặc sản miền biển. Anh Sơn mời cả nhóm đi coi mũi Kê Gà ,chỗ nhô ra biển xa nhất của dãy đất hình chữ S mến yêu , có đặt hải đăng được xây từ thời Pháp thuộc . Thêm hiểu biết thì quá tốt . Ghi lại hình để làm bằng là đã đến .Với sự thân tình , mến bạn chủ nhân Đồi Sứ đã giữ chân đoàn lại nghĩ qua đêm . Phong cảnh Đồi Sứ thật thơ mộng và quyến rũ như khiến chiều vui qua mau . Cái mệt như tiêu tan vào tiếng gió mênh mang . Đêm Đồi Sứ tỉnh lặng , dạt dào tiếng sóng . Khuya đó , như có nhiều người lẻn cưa hàng dương phía trước phòng nghĩ ven biển . Chắc cây đỗ nhiều vì tiếng cưa rất lớn , đều và kéo dài . Cũng may , sáng hôm sau cho thấy đó chỉ là ... mộng đẹp của ai khó ngủ .
    Quyến luyến rồi cũng phải gỉa từ , hướng cao nguyên trực chỉ . Vườn thanh long , vườn nho không mới nhưng lạ với ai lần đầu thấy . Những tiếng trầm trồ nhiều hơn khi đèo Ngoạn Mục hiện ra xứng danh với tên của nó , với những cảnh quan hùng vĩ và làm các bạn nữ không ít dịp thót tim ở những khúc quanh hẹp .Thở phào khi xuất hiện rừng thông bạt ngàn . Đà Lạt đón chào bằng cơn mưa nhẹ trái mùa và những vòm phượng tím là lạ. Nghe nói một số đường nội ô Sóc Trăng đã có trồng giống phượng lạ này, có thân và lá giống như cây anh đào . Phượng tím trỗ hoa trước phượng hồng khoảng 3 tháng sẽ không thể thay thế được màu hồng phượng trong lòng các thế hệ học sinh . Quá trưa , bữa cơm niêu quá ngon quá no vì quá đói . Trời thương người ...cao tuổi trời ngưng mưa nên buổi chinh phục đỉnh Lang Bian diễn ra vui vẻ . Đỉnh núi cao hơn tầng mây thấp nên một bạn từ nhà vệ sinh đi ra thông báo là một kỷ lục Guinnes mới được xác lập : sè trên mây . Chắc cũng chỉ người cao tuổi mới có “ hiểu biết “ như vậy . Buổi ăn chiều thêm rộn ràng khi nhận được chủ quán lại là người Sóc Trăng lang bạt mưu sinh tới nơi này . Nữ chủ nhân tặng cặp vợ chồng duy nhất trong đoàn keo rượu ngâm viagradê với lời chúc góp vốn sớm nặng thêm thằng cu .Tiếc , cặp vợ chồng này không biết uống rượu nên hiệu lực của keo rượu vẫn còn là điều bí ẩn cho tới bây giờ.
    Hôm sau.....
   Thung Lũng Tình Yêu cạn nước , hồ Than Thở quá dơ. Đã đến đã vào , thôi thì ráng tìm chút kỷ niệm về khoe tụi nhỏ . Ba vị hóa thân thành sơn nữ. Flash chớp lia chia . Hình ảnh có đẹp hơn nhưng âm thanh thì chịu . Lần dò xuống thác Datanla thử sức . Mới xuống đã thở ngắn thở dài. Già rồi . Đành lên bằng xe trượt , dưỡng hơi vào hồ Tuyền Lâm hút rượu cần . Phong cảnh hồ tuyệt đẹp , không khí trong lành , nước trong xanh , rừng cây xanh , bầu trời xanh như làm cho lòng người chùn xuống , trẻ lại .Bạn nữ giơ tay nhờ bạn nam cầm kéo lên thuyền ra hồ . Có tiếng bạn nam :Ba bốn chục năm trước , tụi tui muốn cầm tay , mấy bà không cho . Bây giờ “ bà nội bà ngoại “hết lại kêu tui nắm . Tiếng cười lại rộ lên .
    Điểm lại tới tuổi này , chỉ có một nữa đã từng tới đây , nên bên buổi cơm giản dị trong chòi lá ven hồ , cái náo nức vẫn còn nơi ánh mắt . Một người một ống hút bình rượu cần chung . Rượu vào ...thơ ra . Cùng “sáng tác bổ sung “ câu thơ lục bát còn thiếu 4 chữ của nhà văn Nguyễn Văn Sâm – U70 duy nhất trong đoàn : Vân Tiên ngồi tựa bụi môn / Chờ cho trăng lặng..................Mọi người giành nhau nói , ồn hơn cái chợ nhỏ , khiến chuyện tình Vân Tiên kể hoài không tới hồi kết . Quay trở lại thiền viện Trúc Lâm tìm một phút tỉnh lặng trong đời .
    Chiều xuống với mù sương , cả nhóm chơi khuya . Có bạn chỉ ham đi xem hoa , sở trường . Tiếc , đêm đó mùng 9 tối trời , khiến mọi người không hưởng đủ thú trăng hoa .
    Giả từ xứ sở ngàn hoa . Xe thêm nặng , đầy hoa , quà và bầu tâm sự . Như nuối tiếc chuyến đi ngắn ngủi , ghé Mandagui chơi trò cắm trại . Rượu mang theo từ Sóc Trăng lại bày ra . Dưới bóng rừng trưa , tiếng côn trùng rỉ rả , thời gian như giật mình chạy ngược vì những tiếng cười hết miệng . Có bạn nữ nói hồi trẻ tui đâu dám cười đã như vậy , chắc lần này về đuôi mắt thêm dấu chân chim. Già thì cởi mở, sống thật lòng hơn chăng ? Mong vậy .
    Ai cũng như nhau , tóc không còn đen , da không còn láng ; nhưng điều không phai là tấm lòng , là tình xưa nghĩa cũ , là những kỷ niệm không nhòa tuổi hoa niên. Đó là sợi dây gắn kết có buổi vui chơi này . Kỷ niệm chồng lên kỷ niệm . Xin mượn câu nói của một bạn trong đoàn để kết thúc chuyến đi và bài viết :” Được hiện diện trên cõi đời này là điều vô cùng hạnh phúc . Hãy sống hết lòng vì nhau , yêu thương và tha thứ ...”. Chắc có bạn trẻ đọc tới đây cười cho là người già hay lý sự đời . Bạn đó đúng .
Thân gởi tới 14 bạn cùng chơi chung chuyến
đã tạo ý tưởng cho bài viết này - HQL


Văn - Truyện ký

RA TRUNG DỰ FESTIVAL


  
quinhon
    Qua báo đài thông tin, quảng cáo Festival Bình Định 2008 có rất nhiều tiết mục vô cùng đặc sắc . Nào là Lễ nhập điện vua Quang Trung hoành tráng, hào hùng; đêm khai mạc đầy sắc màu mới mẻ; chung kết thi hoa hậu miền đất võ; pháo hoa bên đầm Thị Nại; đêm thơ thi sĩ họ Hàn….Và Bình Định có cầu Nhơn Hội dài nhất vừa khánh thành nữa, quá hấp dẫn, thấy thông tin là tôi muốn đi ngay . Nhưng nhìn lại, đường thì xa, thời gian eo hẹp, xe thì nhỏ bạn lại đông, khó xử quá . Cuối cùng thì chọn…đại diện vậy . Ba bạn U70 ( Dũng, Phương, Lượng ) và ba bạn U60 ( Minh cận, Minh, Thành ) cộng lái xe là tám người, đầy xe và tròn một bàn ăn .
     Từ Sóc Trăng ra Bình Định đi về 2000 km phải mất 4 ngày đường nếu chạy bình thường, chỉ còn một ngày cho thưởng ngoạn vì chương trình được số đông tán thành tối đa có 5 ngày . Vậy chỉ còn cách tận dụng thời gian . Hẹn 12 giờ đêm khởi hành . Thiệt hay, đúng bon 12 giờ xe lăn bánh . Mọi người trên xe nói chuyện thật sôi nổi vì dân cao tuổi dễ thức và cũng để đánh động lái xe đừng ngủ gục . Trước khi đi đã cẩn thận lựa chàng lái xe trẻ khỏe , tay nghề vững và lái xe đã không phụ lòng mong, tới Sài Gòn đúng 3.30 sáng . Coi đồng hồ, giật mình, thức luôn tới sáng, vì lo xe chạy quá nhanh . Lịch trình là đi theo đường Tây nguyên còn về theo đường ven biển . Lái xe lần đầu ra Trung nên phải lần dò hỏi đường ra Bình Dương . Tới Bình Dương trời còn tối, xe chạy luôn ra Đồng Xoài ăn sáng, sẵn mua mấy tờ báo đọc giết thời giờ . Theo quốc lộ 14, tới Ban Mê Thuột mới hơn 10 giờ, ghé tìm tiệm cơm nào đông đông khách ăn cho ngon miệng . Ra khỏi quán, trời xui khiến ( sau này biết chắc là xui quá ) gặp người quen, tay bắt mặt mừng và anh bạn kia từ Sài Gòn ra cũng đi dự Festival sẽ đi Bình Định bằng đường tắt khỏi phải qua Pleiku, rút ngắn trên 100km đường .Vừa biết thêm đường rừng vừa rút ngắn thời gian, nghe mà muốn chảy nước miếng nên đoàn ta thay đổi ngay chương trình không theo đường Pleiku nữa . Anh bạn kia vui vẻ vẻ cho đường đi và nếu đợi anh bạn kia ăn cơm xong sẽ mất thêm cả tiếng nên tranh thủ …chạy trước . Theo hướng dẫn xe ta sau khi qua Ban Mê Thuột khoảng 80 km đã rẽ phải đúng chỗ . Ban đầu đường nhựa còn tốt, rộng; dần dần đường thu nhỏ hơn và đầy ổ ..chó và đường vắng xe nên chó chạy giỡn đầy đường . Ngã ba khắp nơi, vụ này bạn kia không có nói trong hướng dẫn; nên tới mỗi ngã ba là ngưng xe hỏi tùm lum . Hỏi tùm lum vì hỏi rất nhiều người mà không ai biết, hoặc trả lời trớt quớt …vì đều là dân tộc thiểu số .Vùng Ban Mê Thuột có các sắc dân Ê đê, Hơ Mông… còn khu vực Pleiku thì có người Gia Rai, Bơ Na …. Đi vô khoảng xa, sâu trong rừng, đồi rồi không biết gặp dân tộc gì, mà trên xe đâu ai biết tiếng dân tộc, nên hỏi riết thì ..lười hỏi . Có người biết tiếng kinh trả lời thì nói không có đường tắt nào đi Bình Định đâu, quày xe lại đi . Nghe mà não lòng . Giận trong bụng, bèn điện thoại hỏi lại người bạn, may mà trong rừng vẫn có sóng điện thoại . Bạn đó chỉ rất mạch lạc nhưng không biết đường đâu mà rờ, vì trong sâu chỉ là đường đất, hoàn toàn không có bảng báo, chỉ dẫn gì cả . Minh cận bèn lấy lap top ( trên xe có ổ điện ) mở Google Earth đã lưu trữ trước về lộ trình, tiếc là chỉ có lộ trình quốc lộ, còn đường đất này chắc nhỏ quá không tìm thấy . Anh Lượng nói mình cứ theo đường dây điện mà chạy . Lỡ rồi, nghe có lý, chạy thôi . Một lúc thì hết đường dây điện, lại gặp ngã ba trong rừng không một bóng người .Trên xe im re, cùng lúc nhiều người muốn đổ xăng, chắc do hơi căng thẳng vì lo . Cuối cùng lựa đường tốt đi . Đi được khoảng 5km nghe tiếng người phía trước, ai cũng mừng . Qua cua , gặp người và ..hết lối đi . Họ cho biết họ đang mở đường vào một đập thủy điện đang xây ở phía trước !!! Quẹo lại ngã ba vừa đi qua mà lòng vừa lo vừa mừng . Mừng là cũng may chưa lạc sâu, lo là con đường gồ ghề còn lại với con suối vắt ngang đường có phải là chính lộ ? Liều vậy, cũng may sau bữa ăn trưa xe đã đổ đầy xăng và trời còn sáng . Xe bò qua ngầm, lên dốc, bất ngờ xuất hiện cột km bên đường, không khí trên xe chợt sôi nổi lên vì mừng đúng đường . Mọi người bắt đầu nổ . Anh Dũng ngồi sau nói anh Phương ngồi trước bên lái xe là lúc nảy mặt anh Phương xanh như tàu lá . Anh Phương phản pháo nói anh Dũng lo trong bụng muốn “tái đé” nên cứ lâu lâu là đòi ngừng xe đổ xăng hoài. Tôi bèn lấy nắm xúc xích mang theo khen thưởng cả xe để tăng thêm sức nổ . Nhưng tìm ra lộ rồi chạy hoài cũng không thấy hết đường . Sau này mới biết lại thêm lần lạc ở ngã ba, đáng lẻ rẽ phải, ta đi thẳng, nên tốn thêm khoảng thời gian chạy lòng vòng . Cuối cùng, khi mặt trời đã núp sau rặng núi một quảng thời gian, sau khoảng 6 tiếng lưu lạc trong rừng xe ta mới đụng quốc lộ 19, nối Pleiku với Bình Định .Lúc đó anh bạn tốt bụng kia đã ăn cơm chiều xong ở Qui Nhơn . Hú vía, về tới chỗ nghĩ gần 9 giờ đêm . Tính ra cả ngày lái xe đã cầm vô lăng 20 tiếng, vượt đoạn đường chính thức cộng đoạn đường ngu là gần 1000 km .Và nếu trời mưa bất chợt, đất đường bị nhão thì giờ này chắc đang ngủ đói trong rừng .
     Do đã liên lạc trước từ hôm trước, sáng 4 giờ cả nhóm thức tập thể dục rồi đợi tình nguyện viên hướng dẫn đi dự Lễ nhập điện vua Quang Trung ở Phú Phong ( khu Viện bảo tàng Quang Trung ) cách Qui Nhơn 40 km . Chưa 6 giờ sáng ta tới nơi . Từ xa thấy khán lễ đài cao rộng mà lòng phơi phới . Tới gần thì thấy khán đài đã kín đầy khán giả . Số dưới sân và đi lòng vòng chắc cũng xấp xỉ số ngồi trên khán đài . Hỏi ra mới biết chắc do truyền thống Tây Sơn hào hùng còn vang vọng mạnh nên dân từ Kon Tum, Pleiku, các nơi trong tỉnh Bình Định đã trẩy hội về đây từ chiều hôm trước, phơi một đêm chờ đợi .Thấy tấm lòng của các khán giả mà mình hơi..nãn lòng vì thả 1000km tới đây chỉ để nhìn mũ bảo hiểm trước mặt . Minh và Minh cận rủ nhau chen ra trước kiếm pô hình vua Quang Trung đang cởi voi . Có mấy cô gái lạ nhào vô chen chung làm hai anh này chắc khoái . Quay ra, Minh rờ túi, mất tiêu cái liên lạc với vợ nhà . Minh cận an toàn, triết lý là chống lại chuyện vua Quang Trung chỉ có quân Nguyễn Ánh, vậy là Minh đã bị nữ quân Nguyễn Ánh mưu phục lấy đồ. Cũng chí lý . Biết gì hơn đành bỏ lễ đi thăm khu Ghềnh Ráng . Bãi Trứng như đẹp hơn do được bổ sung trứng từ nguồn đá trứng khá đẹp tận bên Lào . Đầy các bảng cấm khách du lịch không lấy đá trứng . Nhưng đứng giữa bãi Trứng nhìn quanh thấy ai cũng đang lựa trứng . Tâm lý số đông vẫn tác động tốt ở đây . Nên mặc sóng biển ì ầm, quân ta cũng kiên trì lựa trứng . Lựa trứng rồi lại chưa biết cách đưa trứng vào xe, vì còn phải qua các anh bảo vệ đứng bên trên . Cuối cùng che nhau cũng ổn, lên xe điểm danh được một tá trứng . Kiểu này không lâu bãi Trứng còn là bãi cát . Cả nhóm lên khu mộ Hàn Mặc Tử chụp hình lưư niệm, cùng sải chân trên dốc Mộng Cầm đã được xi mắng hóa phẳng phiu như tìm một chút dư âm câu hát Đường lên dốc đá nhớ xưa ….
     Thăm cầu Nhơn Hội bắc qua đầm Thị Nại, cầu tuy không cao nhưng rất dài và đẹp, là điểm đột phá để phát triển bán đảo Nhơn Hội, phát huy được thế mạnh địa lý tiềm năng . Tuy nhiên, trước mắt bán đảo chỉ là các bãi cát hoang sơ . Nhưng chắc vài ba năm thăm lại chắc sẽ khác hoàn toàn . Sau buổi trưa hải sản tươi sống gần cầu rất ngon và rẽ, đoàn ta về ngủ bù, chuẩn bị cho đêm là khai mạc Festival mà ta được bạn địa phương lo cho 8 cái giấy mời có chỗ ngồi trên khán đài trung tâm đàng hoàng . Nói vậy chớ chỉ nằm chút xíu là cả đoàn hè nhau rủ đi Hội chợ . Tranh thủ đi vì 5 giờ chiều bạn địa phương mời cơm ta tại ngay nhà nghĩ, không được trễ giờ . Xe chạy vòng tham quan công viên ven bãi biển . Công viên đầy các lều trại do dân khắp nơi về dự Lễ hội không tìm ra chỗ ngủ vì khách dự quá đông . Đoàn ta có chỗ nghĩ là do có mối quan hệ lâu dài từ trước nên được ưu ái 3 phòng 6 giường cho 8 người, hơi chật nhưng vui . Bạn đãi ta nguyên một con hon, thú rừng như chồn, thịt mềm, ngọt ngon . Phía bạn quá nhiệt tình, nhiều người xếp việc tới dự và bia được đưa lên bàn tiệc liên tục . Anh Dũng nổi tiếng uống bia giỏi cũng đôi lúc thấy…no . Tiệc gần tàn thì gió thổi mạnh, trời mây đen nhiều . Điệu này nếu ta lên khán đài thì sẽ ướt như tắm và uống bia nhiều, trên khán đài dã chiến người như nêm, cứng bụng làm sao xử ? Cả nhóm quyết định tiếp tục uống bia để không phụ lòng chủ nhà và coi Lễ qua trực tiếp truyền hình trên TV trong phòng . Tới đoạn thấy khán giả mắc mưa, chương trình trực tiếp truyền hình bị gián đoạn thấy mình hơi may mắn .
    Thời gian cho thưởng ngoạn có một ngày, nên sáng hôm sau ta đành bỏ các tiết mục còn lại, từ giả Bình Định để xuôi Nam . Bạn tặng ta một thùng rượu Bàu Đá, đặc sản nổi tiếng của địa phương và không quên ân cần mời ta ăn sáng gồm bánh hỏi với lòng, thịt heo kèm bia . Tập quán mỗi nơi mỗi khác, nhóm ta chiều bạn, cầm ly bia buổi sáng mà lòng tê tái vì lượng bia trong người tối qua vẫn còm dư âm . Đã điện thoại hẹn người bạn Phú Yên để ghé ăn món cá ngừ đại dương tươi sống nổi tiếng . Vừa hít hà từ hương cay washabi vừa cắn miếng cá tươi trong ai cũng khen ngon, lại còn gỏi sứa sống , mực tươi nướng, cá chưng…. Cuối cùng bàn ăn cũng trống trơn, chai rượu Bàu Đá cũng cạn . Bỏ lại sau lưng Phú Yên và người bạn học chí tình, xe đến Nha Trang chỉ hơn 2 giờ chiều, vội vàng mua vé cáp treo qua Vinpearl để biết mùi vị đi cáp treo và coi phim 4D ít nơi có . Hầu hết trong nhóm mới đi cáp treo lần đầu nên nhiều ngươì tỏ vẻ hồ hởi, tuy hơi hồi hộp, nhưng một chút sau là quen . Chỉ mất 8 phút là qua tới đảo Hòn Tre . Sau một vòng đi quanh, xếp hàng coi phim lạ lần đầu cho biết . Tiếc là phim dài có 5 phút mà mất 20 phút đợi chờ . Theo chương trình, quay lại bờ, theo lộ mới mở để đi Đà Lạt . Trước đây từ Nha Trang muốn lên Đà Lạt phải xuống Phan Rang rồi vượt đèo Sông Pha mất 220 km, nay đường mới mở ngắn hơn 90 km . Đường mới mở này có đèo Hồng Giao dài trên 30 km , khá quanh co, hiểm trở . Khung cảnh trên đèo hết sức ngoạn mục với các cánh rừng nguyên sơ xanh thẳm chưa dấu chân người. Tới đỉnh đèo cao trên 1500m so mực nước biển ,cũng là ranh giới 2 tỉnh thì trời mưa và sập tối . Khởi hành lúc 3.30 tới Đà Lạt gần 8 giờ đêm trong cơn mưa nhẹ . Thật ra do lái xe đi lần đầu chưa quen đường và trời mưa, còn bình thường chỉ mất 3 tiếng đồng hồ .
    Cả nhóm tới Đà Lạt chỉ với yêu cầu là biết con đường mới mở, nay đã thỏa lòng, nên sáng ra là lên đường về . Xe qua đường cao tốc Đà Lạt – Liên Khương vừa khánh thành tháng trước, lại biết thêm cái mới, thêm vui . Tới Bảo Lộc, xe ghé vào Thác ĐamBri, một điểm du lịch mới rất hấp dẫn với thác cao hơn 60m, đảo khỉ vài ngàn con và khung cảnh nên thơ, hùng vĩ . Tấm bạt, vật cuối cùng mang theo chưa sử dụng, được trãi ra trong chòi mát mẻ . Rượu, thịt, chả, trứng, bánh, bắp luộc …vừa mua ở Bảo Lộc được bày ra . Vui đùa hồn nhiên giữa thiên nhiên trên 2 tiếng đồng hồ . Ta cười vui quá khiến các cháu gần đó bán vé thang máy coi thác cũng giật mình, thấy lạ, vui lây . Chắc có cháu sẽ nhẩm trong bụng là mấy ông này gìa mà còn ham vui .
    Chương trình mới đề ra không quẹo qua Phan Rang tắm biển mà về thẳng Sóc Trăng nên lái xe chạy khá nhanh . Anh Phương ngồi trước, chân cứ đạp thắng hoài . Anh Lượng nói đạp riết chắc móp xe, kỳ này về chắc phải làm đồng xe lại . Anh Phương thì nói kỳ này về chắc tui có tật chân, vừa đi vừa đạp quá . Anh Dũng thì cứ tiếng đồng hồ lại đòi đổ xăng . Anh ta biện minh là xe chạy nhanh , hao xăng , phải dừng lại đổ xăng . Quả là lý sự gàn . Còn anh Lượng hát suốt từ Bảo Lộc tới Dầu Giây .Rất nhiều điệu hò, lý hiếm hoi nay được nghe lại khiến Minh ngồi phía sau nói anh Lượng sẽ là một địa chỉ sưu tầm dân ca, nhạc cổ sau này . Tuy nhiên mọi người cũng ngạc nhiên vì lần đầu anh Lượng hát hò nhiều, chắc anh Lượng lo xe chạy nhanh quá, hát để tự trấn an tinh thần . Anh Lượng thì nói tui hát vì …quá no, quá vui, quá đã .
    Xe về tới Sóc Trăng đúng 10 giờ đêm . Vậy là xe đã nuốt trên 2000km đi về chỉ có 4 ngày 3 đêm với biết bao cái mới ít khi tìm thấy được; với nhiều chuyện vui, niềm vui chắc còn kể được dài dài dù thân thể có hơi ê ẩm nhất là các U70; với bao điều nói ra thì hơi lãng nhách vì cả chuyến đi như là cưỡi ngựa xem hoa, thời gian ngồi xe quá nhiều mà đi bộ đâu có bao nhiêu . Vậy là không phải đi chơi mà là …ngồi xe chơi thì đúng hơn .
                                                                                                  hoquocluc@hcm.vnn.vn


Văn - Truyện ký

PICNIC Ở QUÊ NHÀ

  ( Gởi tặng các bạn xa xứ của tôi )



qnha4    
  Cuối tháng tám, ở buổi ăn bún nước lèo sáng thứ bảy như thường lệ bên hông chùa ông Bổn, gánh bún ở đây ngon có tiếng, nước lèo ngọt dịu có thêm thịt quay xắt nhỏ và bánh cống, cả nhóm đủ mặt gồm Minh, Thành, Sơn, Thu, Võ, Kiệt và tôi . Tất cả đều là dân Hoàng Diệu 68-75 bàn nhau làm picnic nhân nghĩ lễ . Loanh quoanh với các điểm trong nội ô Sóc Trăng không còn gì mới mẻ, Tôi nói hay là về quê tôi đi . Ở chợ lâu ngày, nay được thay đổi không khí và có thêm điều mới lạ nên ai cũng khoái . Tôi liền điện thoại cho người anh ở quê, được xác nhận . Cả bọn thống nhất sáng mai, chủ nhật, lên đường và không rủ thêm nhiều vì đường đi khá xa và mùa này mưa nắng thất thường .
     Hơn 7 giờ có mặt đủ ở quán cà phê bên nhà tôi, ăn tạm bánh mì thịt . Xe tới, lên đường . Lên xe thì điện thoại reo, anh Văn ở trong quê điện ra nhắn nói vỏ lãi đã đợi đón, dặn trong này có sẵn mồi, chỉ cần mang theo rượu . Trên xe có Minh, Thành, Võ, Thu, Sơn . Còn Kiệt kẹt đi Sài Gòn . Có thêm chị hai của tôi, lâu lâu về thăm quê, và anh Dương, một người từng tham gia chiến tranh, từng đóng quân ở trong quê cách đây hơn 45 năm, biết tin nhờ xe để tìm về thăm chốn cũ . Từ trung tâm Sóc Trăng xe đi về hướng Bãi Sào, qua Tài Văn, cầu Mỹ Thanh, qua các điạ danh Khánh Hoà, Bưng Tum, … và tới bến Lẫm Thiết . Cả nhóm lên vỏ lãi về nhà cách đó 3 km đường kinh rạch Cảng Buối . Nối hai bờ rạch, xa xa là cây cầu xi măng khá vững chải, chen giữa là vô số cầu khỉ do dân tự bắc để qua lại cho nhanh . Trên rạch, lần đầu tôi thấy nhiều ghe xuồng tấp nập như vậy, cái chở nước đá ướp tôm, cái chở tôm đi bán, vì tôm đang vào lúc thu hoạch rộ . Có ghe chở cát, đá . Hai bên kinh nhiều nhà mới xây, có cái đẹp không thua ngoài chợ . Con tôm làm thay đổi diện mạo một vùng quê sâu . Dây điện giăng dọc ngang chằng chịt . Ăn ten cũng khá nhiều . Sau 20 phút quê nhà tôi hiện ra . Ngay đầu đất là cây cầu xi măng nhỏ, chắc chắn do người dân kế bên rủ tôi hùn tiền cùng làm . Cầu nhỏ nhưng có tên là Tiến Sĩ, để kỷ niệm vùng đất sâu, cằn đã đẻ ra một tiến sĩ thứ thiệt , hay làm . Quê nhà 3 đời của tôi, ấp Giầy Lăng, nơi có mộ ông nội và ba tôi, là nơi diễn ra trận chiến tàn khốc hàng đầu của tỉnh Sóc Trăng vào mùa khô 1965 trên một phần đất nhà tôi khiến hàng trăm người thiệt mạng .Cảnh cũ ngày xưa chỉ còn lại cây me cổi đứng sừng sửng, trầm mặc, thân sần sì thẹo vít do bom đạn như mang nặng dấu ấn thời gian và kỷ niệm, và hố bom tròn khá lớn bên nhà, nay thành cái đìa chứa cá và nước ngọt cho những ngày hè . Con đường nhỏ dẫn vào ngôi nhà tường nhỏ thay cho nhà lá ngày xưa . Ngôi nhà nhỏ, do anh em tôi hùn tiền xây cách đây hai năm, chỉ để thờ và có chỗ ăn nhậu đông người mỗi khi có hội, giỗ…Một mình anh Văn ở gian nhà lá cũ phía sau cho mát và dễ trông nom các ao tôm ngay sau nhà . Các rặng trâm bầu, hàng mộc trụ, các mãnh ruộng, kinh, đìa, hàng dừa nước… đều đã biến mất trong quá trình lấn dần của các ao tôm sú . Còn miếng vườn nhỏ với mấy cây ổi xá lị, mấy cây ô môi, mấy cây bần ổi để ăn với mắm sặc sống…gắn liền với tuổi thơ anh em nhà tôi đã bị bom đạn hủy từ lâu . Anh Văn đưa cả nhóm đi chài tôm về luộc . Trước đó, chị hai và tôi lo bày đồ lên bàn thờ cúng ba vì lâu lâu mới về .
     Tôi đưa cả nhóm đi thăm họ hàng trong xóm . Ghé Miễu thờ bà chúa Xứ, được những người đầu tới khai phá vùng đất này lập nên cách đây khoảng 100 năm . Đốt nhang, chụp hình lưu niệm . Sau đó cuốc thêm 500m thăm đền tưởng niệm trận đánh Giầy Lăng diễn ra 43 năm trước . Có lẻ có đền tưởng niệm do tính chất quá ác liệt của trận đánh . Tôi đưa anh Dương thăm người cố cựu mà anh ta quen cách đây 45 năm . Trí nhớ người cao tuổi thật phi thường, anh ta nhớ rất nhiều tên với các đặc điểm riêng và đều được xác nhận đúng, nhưng đa số đều là tên con gái . Những con gái ngày xưa giờ là bà nội, ngoại hết trơn rồi . Tới đầu vàm, cặp ven sông Mỹ Thanh nhìn dòng nước cuồn cuộn trở nặng phù sa bao đời nay . Nước sông chảy mạnh vì cách biển chỉ khoảng 9 km . Và vì gần biển nên nước mặn . Nước mặn nên có dịp nuôi tôm, nhưng nước mặn làm phù sa kia vô bổ .
     Trở lại nhà, chia nhau hái mồng tơi trước nhà và mướp hương bên bờ ao để nấu canh với tôm và thịt sườn . Mấy đứa cháu gần nhà hay tin qua giùm nấu đồ ăn . Thằng cháu đang xổ tôm gần đó mang qua khoảng gần nữa bao nhỏ, ngoài số tôm chài nhà, luộc lên tha hồ ăn ( chủ ao tôm kiêng ăn tôm nướng ). Tôi đã cẩn thận điện dặn trước là cơm gạo thơm ST phải nấu hơi khô, nấu bằng củi, có mùi khói cho có cảm giác …quê nhà . Đứa cháu nấu cơm xong, cẩn thận xớt qua nồi điện cho sạch . Tôi không biết, thấy cơm trong nồi điện, cự nự ; nhưng dở nồi thấy dề cơm cháy quá đã thì im luôn . Ngoài ra còn dưa mắm, cá bóng trứng kho khô và thịt quay mang từ chợ vô . Minh thấy nồi cơm thì coi liền, sợ không đủ cơm ăn no . Đứa cháu nói sau bếp còn một nồi lớn, Minh yên tâm , sau đó làm ngay 3 chén dằn bụng . Anh Văn vui vì lâu lâu có bạn nhậu và vui vì năm nay trúng tôm có người tới …chứng kiến nên khởi động nhanh, cạn ly một lượt với từng người . Anh Dương thì vui vì thỏa lòng mong mấy mươi năm được thăm lại cảnh cũ, tuy thiếu người xưa, nhưng cũng hưởng ứng đủ . Thành làm chủ xị tuyên bố không say chưa về . Võ, ít nói, nhưng ai mời đều làm vui lòng bạn …rượu . Minh thì vừa nói ai sao tui vậy vừa xới cơm vào chén . Còn Thu và Sơn theo muốn đuối . Hai thằng cháu sắp xếp xong việc ở ao tôm, qua dự khiến không khí thêm phần rôm rả . Còn chị hai ăn cơm ở nhà sau với mấy đứa cháu gái qua giúp làm đồ ăn . Anh Văn yêu cầu mọi người ráng ăn thêm tôm vì dư nhiều quá, còn thịt quay để đó anh kho lại ăn sau, coi như mồi chợ đổi mồi quê .
     Rượu vào, mồi vào, lời ra, kể chuyện đời xưa, chuyện chung quanh nhà tôi . Đất nhà - trước đây là rừng chà là, cây có gai rất dài và tới mùa gió chướng trên từng đọt có đuông, chiên ăn rất ngon, là đuông chà là - do ông nội tôi mua và khẩn với các con từ những năm 30 . Trước chỉ trồng lúa . Như những ngày mưa này mấy chục năm trước thì năn bộp đầy lung , cộng với lá vông và tép có từ đặt nò trên rạch trước nhà và kinh trong ruộng làm bánh xèo thì ăn vào là ngủ cả ngày . Cá tép đầy đồng, đâu sợ đói, chỉ không giàu có mà thôi . Nhưng chiến tranh đã giật mất hết . Năm 1965 cả nhà tôi tản cư ra chợ Sóc Trăng . Một gia đình trung nông được cải thành dân nghèo thành thị . Trước đời sống gian nan, ý chí vượt khó anh em nhà tôi mạnh mẽ hơn bao giờ, có người có bằng cấp rất cao . Nhiều lúc tôi nghĩ gía mà không có chiến tranh thì nay tôi có thề là lão nông đang an thú điền viên với cả một bầy con cháu, và tất nhiên đâu có nhiều bạn chợ để làm buổi picnic này . Quả chiến tranh có nhiều mặt, lật đi lật lại đọc hoài không hết . Đúng 10 năm sau về lại, đất xưa là một đám rừng rậm, có nhiều chồn, rắn và thỉnh thoảng gặp đạn rơi vải hoặc những mãnh vỏ bom khi dọn cỏ . Ngôi nhà lá được dựng lên từ vật liệu đơn sơ có sẵn . Lúc đó nhà còn biệt lập, vắng vẻ, không có đường bộ nối các nơi khác . Ai nhát gan không dám ngủ vì sau nhà là bãi chiến trường xưa . Hồi cư 5 tháng, sau khi thi Tú tài 75 xong, Thoại, bạn học ngồi kế nhau suốt 3 năm cuối trung học đã vào đây ăn cơm độn khoai lang với tôi khoảng nữa tháng, cũng tập nhổ năn, chài cá, bơi xuồng, chặt dừa nước làm bập bè tập bơi….và không có môn nào thành thục . Chạng vạng thì cắm câu, giăng lưới . Đêm, bên ngọn đèn dầu leo lét, nằm trong mùng vì muỗi nhiều quá, Thoại hay nhắc chuyện bạn gái trong lớp nhất là TT Kiển (đang ở Dallas) và Hoài Lan . Nhà Hoài Lan ở chợ Cổ Cò , chỉ cách khoảng 7km đường sông cái, Thoại rủ bơi xuồng đi thăm vì lúc đó đâu có tiền sắm xuồng máy. Biết người biết ta, tôi đâu dám ừ, và nếu đi tới thì có gặp không, vì lúc đó xa xôi làm sao hẹn trước được . Nhưng có bữa không biết ăn nhằm gì, hai tên liều mạng trên cái xuồng tam bản nhỏ hiên ngang từ rạch ra sông cái . Thoại ngồi mũi, lúng túng với cây dầm lúc khoèo bên này, lúc khoắm bên kia . Đi được một đoạn sông lặng, êm xuôi thì bỗng gió lớn, sông dậy sóng, xuồng không còn chịu đi thẳng, cây dầm trong tay Thoại không còn theo ý muốn . Một đợt sóng khá lớn ùa tới, Thoại hoảng, la lên, giựt mình thức dậy, đánh thức tôi, kể lại say sưa dù là ác mộng . Tiếc là xuồng nhỏ, sông lớn, bơi chưa giỏi nên tới giờ giấc mơ vẫn còn đó . Còn Hoài Lan nay đang ở Melbourne . Không biết hạp thủy thổ hay là có niềm vui ước mơ, nên Thoại, dù ăn cơm độn khoai với cá chốt kho và dưa năn, tăng 6 ký trong vòng nữa tháng , nhưng chắc là do ở không, ít hao năng lượng . Lúc đó quanh nhà còn dấu tích nhiều hầm trú ẩn, nhiều hố bom, nhỏ thôi, Thoại rãnh rổi hay đi dòm ngó, rồi về hỏi đó là cái gì . Và hay dòm ngó nên gặp được con rắn hổ sậy, rắn nhỏ như sậy và màu úa, ban ngày hay nằm bất động, khó nhận ra . Thoại khòm, thò tay định bắt rắn lúc rắn đang nằm im trên cây trâm bầu nhỏ bắt ngang miệng đìa làm chỗ bước chân . Nhưng may mắn tôi thấy la lên, Thoại rút tay kịp thời nên giờ đất New York mới có thêm một Ph.D hóa dược . Có lẻ đó là những kỷ niệm để đời, nên hơn 30 năm sau, dù đang ở tận Boston bận bịu với bao lo toan mưu sinh, nhưng khi tôi nhắc chuyện cũ là Thoại nhớ in như vừa xảy ra trước mắt .
    Trận đánh diễn ra hơn 2 tiếng tiêu hủy được 2 lít rượu tỏi từ chợ mang vào thì có 2 người …ngã, ngủ . Chắc mọi người đoán biết là ai . Một tiếng sau anh Văn được kè lên võng đi thăm đồng . Nhà điện chơi ngang, tự dưng cúp, khiến mọi người nực nội, bực bội . Sơn, Võ mở nút áo, tôi lột quần dài, Thành cởi áo . Riêng Minh chỉ còn quần đùi cho mát từ trước .Thành kêu đứa cháu leo bẻ me, ăn cho lạ . Tôi thấy vậy có ý tưởng nên nấu nồi canh chua cho giải rượu . Nấu canh mà bàn như sắp đánh lộn, coi nấu bằng gì . Thu nói thấy có chuối bên hố bom . Võ nói trước nhà có liếp đậu bắp . Sơn nói cây chuối non nấu cũng ngon . Nồi canh chua cấp tốc với me non, hai bắp chuối xiêm, một cây chuối con, một nắm đậu bắp và ngò gai trồng mé ao được 3 đứa cháu nấu cấp tốc với tôm tươi . Ngon lạ kỳ, ai cũng thấy nhớ đời với nồi canh chua ngọt vô cùng đó . Ở chợ làm sao có, vừa ăn vừa tự trào . Có mồi mới, Minh làm thêm 2 chén cơm cho chắc bụng . Thành nói Minh ráng ăn cho có sức làm thơ . Nghe tới thơ, Dương xin chủ xị thêm ly rượu rồi nhả ra ngay chùm thơ …trái giác : Xứ Giầy Lăng đất cằn khô / Sao nhiều gái đẹp tôi mơ nhớ hoài . Có lẻ là tâm sự anh ta ấp ủ hơn 40 năm qua, nhờ có rượu và cảnh cũ nên bộc lộ chân tình . Bạn học nam cùng thời xưa đọc tới đây chắc có người giành, mượn ngay vần, đọc liền : Về Cổ Cò , xứ cằn khô / Nhớ cô bạn thuở học trò ngày xưa . Cô bạn đó có thể là Hoài Lan, là Thắm (đang ở Cali) hoặc ai khác nữa tôi không biết hết . Cuối cùng, chòi thơ Lý Hoàng Minh cũng mạnh miệng tuyên bố là vài bữa tui sẽ có bài thơ Giầy Lăng mấy bạn đọc chơi . Anh Văn chỉ cây mai cổi trước hiên nhà , luôn trỗ bông vàng rực rỡ lúc… Thanh Minh cùng lúc với màu vàng óng ánh của hoa hoàng hậu kề bên . Chắc do vùng này mùa khô cằn cởi quá nên mai ra bông không nổi, chậm tới hè . Cây xoài mé đìa chỉ có vài trái mỗi mùa cho có …mặt . Tôi bèn rủ nếu Thanh Minh tới ta vào chơi, ngủ lại đêm để thấy màu hoa lạc mùa . Tiếc là cây vông già quá, tiêu rồi, nếu không sẽ có thêm màu đỏ thắm, thêm lạ . Hàng mộc trụ trước nhà, hoa chỉ nở ban đêm, như hoa quỳnh , sáng ra còn rất đẹp và rất nhiều hoa . Nhưng nắng lên là rụi . Tiếc là nay chỉ còn lưa thưa trong bụi rậm, nên không được chú ý .
    Sau khi tát cạn các tô canh, mọi người thấy khỏe lên . Mấy đứa cháu lo dọn chiến trường . Anh Văn bịn rịn chia tay mọi người . Lội bộ trên đường xi măng ngoằn ngoèo khá chắc chắn cặp dòng kinh, thấy có chút ấm lòng cho dân vùng quê sâu, nhất là trẻ nhỏ, đi học thuận tiện .Vỏ lải vừa tới .Về tay không nên cũng thảnh thơi . Nước lớn đầy, xuôi chiều, ghe chạy mau . Trời thương, không mưa, cũng không quá nắng khiến số áo mưa mang theo còn nguyên vẹn . Hình ảnh cuối buổi picnic là bầy khỉ ( sinh 1956 ) cuối đầu chào các cầu khỉ trên đường về vì sợ đụng đầu . Tới chợ đã hơn 4 giờ chiều
                                                                                            hoquocluc@hcm.vnn.vn .

Văn - Truyện ký

Bạn xa về thăm lại quê nhà
     Giữa tháng tư năm 2007 Kiển và chị Điệp từ Texas cùng về . Hai người ghé Cần Thơ thăm bạn từ hôm trước, sáng nay tới khách sạn Quê Hương còn sớm . Tận dụng thời gian đi chơi nơi gần, về trong ngày . Xếp lịch thăm lầu công tử Bạc Liêu và vườn nhãn Vĩnh Châu . Minh bận, chỉ nhắn được Chuôn .
    Vừa vào trung tâm thị xã Bạc Liêu thì cơn mưa đầu mùa đến bất chợt, ngăn không thể vào tham quan nhà công tử một thời nổi tiếng chơi ngông . Đành mua quyển sách coi tạm . Quán Hương Biển bên bờ biển bao lần đón các bạn đến thưởng thức các món ăn hết sức tươi ngon . Hôm nay cũng vậy . Nhưng hình như nhóm ta ít người không khí không được sôi nổi . Nhìn qua bàn bên đang ăn uống ca hát ồn ào vui quá chừng . Chợt nhớ tới Hương Cường, Ánh Sâm và cả chị Hai . Thay đổi lộ trình về . Đường này gần biển hơn, một bên tòan là nhãn, bên kia là các ao tôm . Nhiều hàng nhãn cổ khó định tuổi, trầm mặc cùng những vườn nhãn giống mới sai trái . Sở dĩ chủ vườn còn giữ lại những cây nhãn già, trái nhỏ vì từ hàng trăm năm trước cây nhãn đã được đến đây định cư, là nguồn thu nhập bao đời và tuy cổi nhưng mang dấu ấn tình cảm, và cây cổi cho nhiều nhãn hột tiêu thơm ngon hơn
    Sáng sớm hôm sau . Rất đúng giờ . Xe tới Cái Tắc quẹo trái về Vị Thanh qua phà Cái Tư đi Kiên Giang theo con đường mới mở. Trên xe ngoài Lực có Minh, Thành, Chuôn, Mỹ Dung, Kiển, chị Điệp, vừa đầy xe . Mỹ Dung hết sức vui tính huyên thuyên kể chuyện ngày xưa nghe cười muốn rớt nước mắt . Như nuối tiếc cái thời xuân sắc con gái, hãnh diên vì có nhiều người theo, Mỹ Dung nói hồi đó người ta nói con gái Ngã ba An Trạch ai cũng đẹp . Minh chêm vào trong đó có Mỹ Dung chắc bồ nhóc bóp. Mỹ Dung ừ cũng nhanh và gọn, y như thiệt . Ghé Rạch Giá tìm món ngon ăn sáng . Lực điện người bạn ở đó chỉ chỗ . Rất cục cũng món thường thường, không có món đặc sắc như bún nước lèo Sóc Trăng chẳng hạn . Tới Hà Tiên thổ địa đã đợi sẵn . Anh An là người có làm ăn với hãng Lực làm việc nên quen thân .
     Anh ta nhiệt tình hướng dẫn, giới thiệu các nơi nổi tiếng . Nào núi Tô Châu , vịnh Đông Hồ, chùa Phù Dung, dừa bốn ngọn, Thạch Đông, lăng Mạc Cữu, mũi Nai, núi Đá Nhảy…. Còn Hòn Phụ Tử và chùa Hang nằm ở Hòn Chông, trên đường về . Tới quần lăng Mạc Cửu mới thấy sự hoành tráng của Hà Tiên . Trên 40 lăng là các con cháu, công thần nằm trên triền núi nhìn xuống cả Hà Tiên và phóng tầm nhìn ra biển . Chếch bên trái xa xa là núi Tô Châu, trước núí Tô Châu là vịnh Đông Hồ . Còn chếch bên phải là biển mênh mông. Đến chổ thờ tự người ta viết chi chít hai bảng treo hai bên về tên họ chức vị của dòng họ Mạc, đã đóng góp to lớn cho việc trấn hưng xứ Hà Tiên . Như khách thập phương khác, mỗi người cầm một nén hương xá xá, ai vái gi người đó biết, riêng Chị Điệp chắc chí thú nhất cái câu: “Tay bưng quả nếp đi chùa. Thắp nhang lạy Phật xin bùa cầu duyên”. Chắc các đấng Phật tổ cũng thông cảm hôm nay chị Điệp từ xa về, quên mang theo xôi nếp . Đánh một vòng hết lăng dòng họ Mạc, trên tầm cao nhìn xuống, tiên thủy hậu sơn, người Hoa tính chuyện hậu sự chắc là số một thế giới. Ngang qua Chùa Phù Dung không vào chỉ ngắm toàn cảnh bên ngoài, xe chạy chầm chậm, nghe anh chàng An kể chuyện tình của nàng Phù Dung và viên tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ . Chàng An kể rằng cặp trai tài gái sắc nầy yêu nhau tha thiết nhưng không lấy được nhau vì lý do gì đó vô phương biết . Minh chen vô nói chắc bà lớn ghen . Để thể hiện tình yêu của mình viên tổng trấn xây riêng cho nàng Dung một ngôi nho nhỏ trên gò cao, ém kín không cho bà lớn biết để chiều chiều khi hết việc quốc sự viên tổng trấn nhìn lên thấy được nàng . An cũng kể thêm đêm đêm Mạc Thiên Tứ thường giả dạng thường dân leo qua bờ tường cao đến thăm nàng. Việc này bị bà lớn biết . Nàng Phù Dung yêu Mạc thiên Tứ tha thiết nhưng khó thành, đành chôn chặt tình mình vào chốn thiền môn . Chiều theo ý nàng, Mạc Thiên Tứ xây ngôi chùa ngay trên ngôi nhà Phù Dung đang ở, tên là chùa Phù Dung . Nhung sau đó Mạc Thiên Tứ không thể quên đưọc Phù Dung nên quyết liệt phải cưới được nàng, khiến bây giờ có tuồng cải lương Áo cưới trước cổng chùa ! Đó là lời chàng An kể, nghe sơ qua thấy hay hay nhưng mức chính xác cỡ nào thì chịu . Theo hành trình cả nhóm đến thăm núi Đá Nhảy , thử sức dẽo tuổi ...già . Hòn Đá Nhảy gần sát biên giới, mới phát hiện các động đá vôi bên trong và được đưa vào danh sách điểm du lịch gần đây . Lần theo vách núi , người ta làm các nấc thang dễ đi, để lần lượt thăm 14 hang quanh núi, kết thúc là vòng tròn lượn . Ngay từ hang đầu tiên có người muốn thóai lui rồi , mồ hôi bắt đầu rịn . Nhưng những câu chuyện cười rân ran khiến từng dốc bị bỏ lại sau lưng . Nước mang theo thì hết, mồ hôi thì đầy . Có người bắt đầu ...ngồi . Mỹ Dung tuy ốm mà không yếu, dẫn đầu đòan . Cuối đòan là Minh, Chuôn và Lực . Có những đọan hẹp đến nổi nghĩ là Minh sẽ không vượt qua vì cái bụng . Nhưng nội công hót thâm hậu , Minh nói có chừng mười cái eo hẹp thế này thì bụng tôi sẽ tóp như bụng thiếu nữ ngay . Chuôn tin mới ngộ .
     Nắng trưa quá nóng vì thiếu gió . Nhóm bị kéo dãn dài ra . Lực lê cuối cùng cầm viết và tờ giấy, để viết… sử . Chuẩn bị trong đầu : " Nơi đây ,lúc ....giờ ngày 20 tháng 4 năm 2007 có hai người từng muốn yêu nhau, dắt dìu nhau đi không hết vòng tròn vì yếu và té xỉu . Các cặp khác không muốn về bằng băng ca thì liên hệ hai người này theo số phone sau để rút kinh nghiệm ". Bảng thuyết minh treo tại chổ té thì bảo đảm Minh và Chuôn sẽ là những người nổi tiếng ngay . Cuối cùng do Chuôn không muốn đi vào văn học sử chung với Minh nên đã cố lên về đích chót, lại còn than đói bụng mà không than mệt, giống hệt Minh trước đó một phút, gơ ghê .
    Xe về Mũi Nai nhìn biển, ăn hải sản . Ghẹ và ốc là món chính . Tới lúc ăn cơm có cá nhám nấu canh , cá bè mặn chiên, cá giò chiên, cũng khá ngon vì đói .Từ giả anh hướng dẫn An đầy nhiệt tình, đã bỏ cả ngày đưa chúng tôi đi đây đi đó, cũng leo núi đá nhảy mệt hết hơi như bọn nầy, còn ráng vui vẻ pha trò kể chuyện nầy chuyện kia thật là vui cho mọi người mau quên mệt . Để thưởng công, Kiển ngỏ ý tính tặng anh ta cái quần . Lực nói đã tặng anh ta chai rượu là đủ, anh ta thân tình không nhận thêm gì đâu . Minh nói sao Kiển gặp ai cũng muốn tặng cái quần, mình thân nhau tặng quần không nói gì, người mới quen tặng quần sợ người ta hiểu lầm . Cả bọn cười ồ… Trên đường Kiển thấy mấy con bò ốm còi, chợt hỏi mấy con …ngựa đó sao ốm quá làm ai cũng thêm lần cười bò ra . Nhầm lẫn hay tại mắt bị ..mờ vì cười nhiều quá . Xe chạy một đoạn nữa qua một cánh đồng trống toàn là cò trắng đang tìm thức ăn . Kiển nhận thấy sao ai cũng ...ốm . Dung ốm, rồi con cò cũng ốm, con bò cũng ốm . Minh suy luận Dung ốm như cò, cò ốm như bò, rồi bò ốm như…Dung . Cũng may cho Minh là Mỹ Dung đang tranh thủ về nhà thăm ông xã . Còn không chắc Minh sẽ bị đỏ hông .
    Đường về, chiều xuống, nhè nhẹ lâng lâng, mạnh ai tìm cho mình góc riêng trong tâm tưởng . Xe thỉnh thoảng qua những dốc cầu chầm chậm . Mặt trời xế bóng soi xuyên qua các rặng dừa cặp bờ sông, nước dâng đầy, lục bình trôi tản mạn . Chỉ còn tiếng xe chạy, tâm hồn mọi người như đang quyện vào không khí vùng quê . Chợt nhớ cái thứ gì đó xa xôi thời trẻ nhỏ, tắm sông, bắt ốc, mò cua, ngũ gà ngũ gật bên lời ru ví dầu ầu ơ…Ơi thương quá là thương. Giờ đây công việc bận rộn, ai cũng phải bị cuốn vào cuộc mưu sinh, ít khi có cái cảm giác ngày xưa như thế này . Các bạn xa xứ lại càng khó tìm được những cảm xúc nhớ nhớ thương thương như vậy . Minh tặng bạn xa mới về bài thơ nóng hổi, bồi hồi tình cảm quê hương đó :
Sông quê nước chảy đôi bờ
Lục bình tản mạn nhớ lời mẹ ru
Gió đưa mùa chuyển sang thu
Ngủ say con nhớ lời ru bên lòng
Ầu ơ một thuở bồng bông
Xa quê mới thấy trông mong ngày về
   Tới đoạn đường hơi dằn đã vô tình kéo mọi người về thực tại . Một thực tại hơi khó xử . Nhiều người muốn tìm chỗ đỗ xăng mà chưa dám nói . Có người nói thiệt là bụng lại hơi đau nữa . Tài xế dừng một chổ cũng đầy đủ ý nghĩa, cả xe xuống quán quê bên đường nằm võng uống nước dừa . May mắn hai nhà liền nhau có tới ba nhà vệ sinh . Có cái cầu tỏm được nhiều người đăng ký và sau đó ai cũng khen cầu tỏm thôn quê...mát . Lên xe ai cũng nhẹ cả người . Chậm đỗ xăng một chút là có khả năng khí H2S có thể làm nổ xe .Cho tới nay sự cố này chưa tìm ra thủ phạm .
     Về tới Sóc Trăng gần chín giờ đêm . Ghé thả Minh xuống trước tại nhà, hẹn ăn bún nứơc lèo quán cây Nhản . Huyền Trân ra đón, miệng cười vui vẻ, nắm tay Kiển, khen chị Kiển còn đẹp hơn lần gặp 3-4 năm trước . Trân còn khen thêm tay chị Kiển mát và mềm nhu búp bê nữa, làm Kiển bối rối muốn chảy nước mắt vì đám bạn trai không ai khen mình thiệt tình như vậy . Ghé ăn bún nước lèo Cây Nhãn nổi tiếng . Tuy hơi dơ nhưng rẽ mà ngon . Minh nói dơ, kệ, xuồng chìm tại bến . May, sáng hôm sau ai cũng bình yên .
   Hôm sau .Việc họp bạn đã được bàn thảo trên xe lúc đi chơi hôm trước . Dời buổi họp mặt bạn từ khách sạn qua nhà Lực cho thoải mái, vui vẻ hơn . Minh lo món rắn, chuột, không đặt được chim. Chuôn lo hột vịt lộn, trứng cút lạt, bánh bò mặn, bánh lọt, trái cây . Đặt quán heo quay, cua lột . Từ sáng Tú, Hiền tới nhà Lực lo làm gỏi cuốn , gỏi đu đủ, ếch xào xả . Có thêm mắm tép thịt ba rọi . Bàn ghế dọn sẵn . Từ chín giờ các bạn lần lượt tới . Có Chuôn, Dung, Hiền, Tú, Lang, Hạnh, Mai, Huyệt, Chi, Lợi, Trung, Vị, Sơn, Ngọc, Kiệt, Thu, Thành, Minh và Lực. Nhân vật trung tâm là Kiển còn chị Điệp đi thăm bà con . Con gái quanh Kiển nói chuyện xưa . Con trai bên bàn rượu nói chuyện nay . Xong nữa đường, gom chung nhóm nói chuyện cũ . Tiệc tàn, Lực lãnh đủ vì thức ăn dư nhiều quá, dù chiều tối Việt kiều tới tham chiến một lần nữa, nhưng chỉ dứt được món chuột Minh lo mà thôi .
    Tiệc tàn, bạn vắng, niềm vui đọng lại tuy không phải là mới mẻ, lớn lao gì, nhưng cũng gây ấn tượng để mọi người trong cuộc nhớ về thuở học trò, hồn nhiên với bao ước mơ thầm kín . Nhớ không phải để nuối tiếc, để lúc nào đó, hồi ức bị lay động về bất chợt khiến ta sẽ nở nụ cười mím chi, không địa chỉ . Nếu không may bị cháu con bắt gặp, chắc chúng nó sẽ tưởng người thân mình lớn tuổi, các dây trong đầu hơi có vấn đề . Nhưng chạm dây cười thì quá hay đi chớ, cho đời bớt nhọc nhằn . Có ai đồng ý với tôi không ?
                                                                                                                               HQL

ĐỌC THÊM
                                                                              Trở về Trang chủ

Văn - Truyện ký

ket
     Các lớp Pháp khóa 68-75 có lệ chiều 24.12 hàng năm, họp mặt vui vẻ mừng Noel, thường tại nhà Bạch Mai. Bạch Mai rất nhiệt tình, sốt sắng việc tổ chức mời bạn họp mặt chung vui định kỳ. Năm nay Huệ Dung nhân họp bạn làm luôn sinh nhật mình. Thu nhắn tin tôi, Bạch Mai mời nhóm Anh văn cùng thời tới dự. Tôi ừ, rồi nhận điện từ Kim Dung nói ráng tới. Tôi ừ nữa.
    Tôi ham vui, lại ừ hai lần, há lẻ nuốt lời. Nhà tôi đang tu bổ sửa mấy chỗ dột, nứt và sơn phết lại ăn Tết. Cả ngày tôi lo coi làm nhà, tiếng ồn từ sáng tới chiều. Ba giờ Hòang Minh lại điện rủ đi. Đúng 5 giờ chiều nhóm thợ sửa nhà vừa ra về, tôi đóng các cửa xong, phóng xe xuống nhà Bạch Mai ngay, ngại các bạn chờ, nói tôi làm chảnh. Nhà Bạch Mai mới ăn tân gia khỏang hai tháng trước, khá rộng, đẹp, trên đường đi Mỹ Xuyên, gần khu đài truyền hình. Tới nơi, biết mình còn tích cực ham vui hơn nhiều bạn nhóm Anh. Nhóm Anh hay họp mặt, nay có mặt khá đủ gồm Chuôn, Tú, Hiền, Minh, Kiệt, Sơn, Võ, Thu, Lực. Chỉ thiếu Thành. Bên Pháp có vợ chồng chủ nhà Bạch Mai, vợ chồng Huệ Dung, vợ chồng Thanh Sơn, vợ chồng Kim Dung, vợ chồng Kiếm Luyện, vợ chồng Tiết Minh, vợ chồng Vinh Thông. Lẻ có Huyền, Thu Vân, Lệ Hồng, Ngọc Diệp, Tùng…..Tổng cộng khỏang 30 bạn .
     Thức ăn được đem lên. Huệ Dung có đôi lời cám ơn các bạn đã tới mừng Dung ba mươi mấy tuổi. Tôi kiêng không dám ghi tuổi con gái. Còn Kiệt nói thấy Dung giống 32 quá! Câu này đáng được thưởng. Mấy bạn nam lại cám ơn vì thấy mồi khá hấp dẫn. Thực đơn có bánh cống do vợ chồng Kiếm Luyện mua từ quê nhà Đại Tâm đem tới. Ta cũng biết Đại Tâm là chính gốc món bánh cống và chỉ bánh cống người gốc Đại Tâm làm ăn mới đã. Món chủ lực là bánh xèo nổi tiếng của quán Cô Mai. Ngòai ra còn món độc như hột vịt lộn tẩm bột chiên. Món gỏi sen, trộn tép luộc, thịt luộc rất bắt mắt nhưng bị ế vì những món kể trên. Tôi cầm ly bia qua mời mấy CHẾ. Mấy chế nói nghe mời mà mất cảm tình. Lần sau tôi qua mời CÁC BẠN. Đuợc hưởng ứng khá hơn. Tôi quay về khu nam, điểm danh coi được mấy nứng. Một, hai, ba, bốn,… Tôi mời sáu nứng cùng cụng ly. Vô một cái, vui thêm một chút, không khí nóng thêm mấy độ. Nứng Nhị, hiệu trưởng Trường cao đẳng sư phạm, chồng Kim Dung ngây thơ hỏi ủa nứng là …gì? Thanh Sơn giải thích. Nứng Nhị nói vậy tui làm nứng lâu rồi mà tui không biết tui là nứng! Tràng cười dòn giả. Mấy khách ăn bánh Cô Mai gần đó nghe lóm cũng cười tủm tỉm chia vui. Tôi lại cầm ly qua mời MẤY EM. Chuôn nghe tôi hỗn, cười quá chừng. Không dè được mấy em ủng hộ cụng ly khá hơn nữa. Tú thay ly rượu thuốc bằng ly bia ngay. Tôi quẹo về, lại mời mấy nứng. Hòang Minh đòi làm nứng giơ ly cụng, tôi không chịu. Không dè Tùng đứng lên nói cho tôi làm nứng ké, nẩy giờ không ai mời hết. Vậy là có hai nứng ké cùng sáu nứng thiệt làm cái vôô quá vui .
     Bánh xèo Cô Mai, chắc ngon nhất trung tâm Sóc Trăng bây giờ. Bánh vàng tự nhiên, giòn, thơm. Rau gói kèm được rửa thật sạch, xếp trật tự, dòm bắt mắt. Khách tới ăn khá đông, chủ yếu thanh niên đi chung nhau, bởi bánh Cô Mai rất lớn, hai người yếu ăn mới hết một cái. Minh chăm chút chụp hình để quảng cáo Cô Mai lên blog cho các bạn xa xứ về biết, tìm đến thưởng thức bánh và tính hiếu khách của vợ chồng chủ nhà.
     Có chút bia trong máu, Tùng quay qua kể chuyện vui để hâm nóng đầu mọi người. Tùng nói có thằng bạn nghèo hết lòng với bạn. Tùng tới thăm, biết Tùng hay khóai món ngọc kê. Người bạn bắt ngay con gà trống duy nhất đem luộc. Thằng bạn đem con gà luộc nghi ngút khói để trên bàn, ra sau làm gia vị. Vợ chàng ta nổi tiếng dữ, về, thấy con gà trống yêu dấu đã yên nghĩ trên bàn, nổi nóng ra sau nhà thấy ông chồng vì bạn đang lui cui đâm muối ớt. Cô nàng ghì đầu chàng ta vô chén muối ớt nói còn mấy con gà mái sao không bắt ăn. Ông phải thay gà trống nhảy con gà mái đó để có trống tui có bầy gà mới! Cú ghì đầu đó làm Tùng ta không dám đụng tới ngọc kê từ dạo đó đến nay vì ấn tượng quá! Sẳn dịp nứng Nhị cũng châm thêm dầu để lửa tiếp tục cháy. Nứng nói nhân Noel tôi kể chuyện này chỉ mua vui, không có ý gì hết. Có ông cha nhà thờ giảng con chiên là ai có tội lấy phấn đánh dấu nấc thang leo lên xuống hàng ngày để răng mình. Rồi cha già yếu, mất trước một con chiên không bao nhiêu. Đường lên thiên đường là thang khá dài, cao. Nhớ lời cha giảng, con chiên vừa leo vừa đánh phấn lên các nấc thang. Đuợc một đọan khá xa, con chiên thấy người thanh thản vì hết tội để ghi nhớ, con chiên chợt thấy cha từ trên bước trở xuống. Con chiên thắc mắc. Cha trả lời là cha phải trở xuống lấy thêm phấn! Mọi người thêm vui vẻ. Thu tranh thủ chộp hình những khỏang khắc đáng nhớ đó.
     Tôi quay qua nhóm nữ lại mời MẤY CHẾ của con tôi cụng ly. Chuôn lại cười, tôi nâng cấp hổn. Nhưng vui, mấy chê cũng cụng ly cốp cốp. Tôi về đụng ly nhóm nam thêm một lượt. Xong lén về. Nếu tôi giả tử ngại nhiều người lại cùng về, tan sòng sớm mất vui. Tuy tôi chia tay sớm buổi Anh Pháp chơi chung nhưng trong bụng tôi vẫn ấn tượng tình cảm những người gặp lần đầu chính thức. Tình đồng môn hay do người lớn tuổi hay hướng nội, thích tìm về cảm xúc ngày xưa. Chắc do cả hai. Tôi về sớm vì ở nhà có sòng, mấy người trong hãng đang đợi tôi và sắp tới giờ cùng coi trực tiếp truyền hình trận chung kết bóng đá lượt đi Việt Nam và Thái Lan. Cái sòng ở nhà sẽ sôi nổi hơn nữa theo nhịp trái bóng lăn. Mà trái bóng lăn không co qui luật, chu kỳ gì hết nên cuộc vui sẽ có lắm bất ngờ. .
                                                                                                                             HQL

ĐỌC THÊM
                                                                              Trở về Trang chủ

Văn - Truyện ký


         Anh chàng về VN, lý do thì cũng chính đáng :thăm bà Mẹ ̣̣̣nuôi đã gần đất xa trời, thăm mấy ông bạn đã đến tuổi thât́ thập cổ lai hy, người đau kẻ mất..và hàng chục cái cớ năn nỉ ỉ ôi cả mấy tháng trời , thề thốt hứa hẹn thuỷ chung son sắt.. cô vợ đành phải gạt nước mắt ok “một liều ba bảy cũng liều,cầm như con trẻ chơi diều đứt dây..”tình trạng để ổng về VN một mình, dễ bị mất chồng như chơi, hàng trăm ngàn phụ nữ VN ở xứ Mỹ này đã khuyến cáo như vậy mà, lo thì cũng lo, nhưng phải tin chồng mình chứ..anh ấy vốn đàng hoàng hồi nhỏ tới giờ, thôi thì sắp xếp hành lý cho chàng hồi hương với điều kiện : để em tiển anh ra phi trường ...Cali, tới phiên chàng hết hồn, coi bộ vụ này mới à nhe, nhà ở Texas mà tiển tận SanFrancisco..có nghe lộn không đây? Thôi thì nhất vợ, nhì ..chồng, miển cả hai vui vẽ hạnh phúc là tốt rồi..Nàng lên một kế hoạch rất chu đáo, cái list dài thòn tên những đứa bạn HD từ Bắc tới Nam CA, có đứa chỉ biết chát trên mạng mà mấy chục năm chưa hề gặp mặt, có đứa gọi ̣đ/t nói chuyện um sùm mà không nhớ nổi nó có học chung với mình không nữa, thậm chí có đứa hồi đi học chưa bao giờ quen biết dù chỉ một lần ..nguýt nhau, nhưng không sao, miển dân HD là khoái rồi há, đi nửa vòng trái đất, hơn ba chục năm trời, được gặp nhau là duyên tương ngộ chứ còn gì nữa. Thế là nàng hăm hở lên đường, lòng nôn nao y như ngày xưa còn đi học..mình sẽ gặp đứa này đứa kia..
     Xuống phi trường San Francisco lúc nửa đêm, anh bạn của chàng ra đón chở một mạch về nhà, một bình nước trà và mấy cái bánh ngọt, vậy mà hai người bạn già cũng rôm rả tới gần sáng..ai bảo đàn ông không biết “tám” đâu.
    Ăn sáng ở nhà hàng Thành Được, một chút tâm tình với người nghệ sĩ cải lương, nổi danh từ hồi mình mới biết bò..Bây giờ ở tuổi ngót nghét tám mươi, Ông vẫn còn phong độ và có tâm huyết với nghề, Ông là người đã gầy dựng và bảo tồn nền nghệ thuật cải lương tại hải ngoại, cũng như luôn gắn bó quan tâm tới bạn bè đồng nghiệp ở quê nhà, chụp tấm hình kỹ niệm với ông để mai mốt còn khoe: tui cũng có quen với Út bạch Lan –Thành Được chớ bộ
    Một đêm ngũ thẳng cẳng cho lại sức, bắt đầu t́ừ SanJose đi xe bus xuống miền Nam ấm áp, gọi phone cho KC Thành ra đón ở chợ Mỹ Thuận,(cái tên nghe sao mà nhớ bắc MT ghê) gặp nhau sau .33năm, nhận ra ngay cái miệng cười cười, hắn kêu lên: “đâu có thay đổi gì đâu, chỉ hơi bị ..già thôi”, câu này nghe tự ái ha, nhưng thôi hổng thèm cải lộn, chứ thiệt tình cũng muốn nói lại “ừ- hắn cũng đâu thay đổi gì, chỉ hơi bị ..hói đầu thôi”. Nhớ hồi xưa hắn chạy chiếc Vespa, trong khi cả bọn đi xe đạp, mỗi lần đi cắm trại xa, có hắn gánh gồng đủ thứ đồ đạc linh tinh cũng đở,đã vậy còn đèo thêm một em khg biết chạy xe như nhỏ NA..quả là nợ oan gia .Bạn bè nhắc đến KCT sẽ không quên ngón tay bị cụt một lóng của hắn, kỹ niệm trưa .30Tết năm73 hay74 gì đó, hắn ôm cục nước đá tổ chảng, cục đá rớt, hắn đưa tay đở và hắn nhận ra chân lý :cục nước đá sẽ tan đi và lóng tay còn rớt lại...Gặp nhau nhắc lại đủ thứ chuyện,mấy chục năm ở xứ người bon chen mệt mỏi, trí nhớ cũng chập chờn..nhưng không sao, còn thấy mặt là hên rồi .hắn chở đi ăn, buổi chiều nắng gay gắt, hắn lại đổ thừa :chắc tại NA đem cái nóng ở Texas qua, chứ mấy ngày trước đâu có..chời ơi ngồi xe bus cả ngày vừa mệt vừa đói, nhìn qua thực đơn chọn ba chớp ba nháng món “Bún miền Tây” , tưởng gì lạ, té ra là bánh tráng cuốn rau sống,bún, mắm thái,thịt luộc chấm mắm niêm, trông thì cũng hấp dẫn nhưng mà..mùi hương cứ quanh quẩn khắp người, phen này chắc chàng cho ngũ riêng đêm nay...
     Có điều ngạc nhiên thú vị là ông chú vợ của Thành lại là bạn đồng nghiệp của anh Sâm 40 năm về trước, họ tình cờ gặp nhau và chuyện trò thân mật..Thế mới biết trái đất quả là nhỏ xíu và vùng Cali này gặp đúng dân HD/ST cũng là chuyện hữu duyên, khi ghé thăm nhà của người bà con xa, hỏi ra con dâu và cậu rể đều là học trò HD, cả bọn ngồi tán cả buổi về chuyện ngày xưa, nhắc mấy ông Thầy cũ, đến những con đường, quán xá quen thuộc ở ST, hào hứng đến tối mịt mới về, cũng phải nói thêm là đi đâu cũng nhờ “thổ địa” KCT lái xe, qua một công cụ yểm trợ đắc lực gọi là street atlas, chứ gặp như NA chắc lạc dài dài..
     Hẹn với cặp Hồng Thái là sẽ ghé thăm, Hồng hỏi “bún nước lèo với bánh tầm bì, muốn ăn món nào để Hồng đãi khách”NA thì khoái bún nhưng nghe KCTnói thèm ăn bánh tầm bì, vì món đó it́ thấy bán, nên lật đật order liền kẻo chủ nhân đổi ý.. Tới nơi thì đã trưa,cái bắt tay giữa hai thằng bạn “hồi đó tao với mày chung lớp mà” nghe thắm tình đồng môn ghê, ly sâm bổ lượng mát lạnh, lại thêm tô nước cốt dừa béo ngậy chan vào món bánh tầm bì mới thấy đậm đà lòng hiếu khách phương xa. Huỳnh Thái vẫn không thay đổi trong lối nói chuyện như...bắp rang, kể vụ vượt biên xa xưa, mối quan hệ làm ăn sau 75 “nhất thân nhì thế”...khiến anh Sâm ngẩn ra với những tiếng lóng khó hiểu...Trước khi ra về, Hồng Thái có nhả ý mời bạn ra tiệm Reseda Foot Relaxology xem cơ ngơi làm ăn của hai vợ chồng và massage thư giản, nhưng có cái hẹn của bạn anh Sâm buổi tối , nên đành cáo từ...Trên đường về gọi d/t cho Cẩm Nhung, cô nàng này thật tình hồi đi học chưa một lần quen nhau, chỉ biết danh “siêu quậy” từ Bãi Xàu chuyển qua HD...tên cô nàng có trong nhóm 68-75 trên mạng, và từ ấy đến nay chưa gặp mặt bao giờ, nhưng nghe giọng nói tíu tít ở đầu dây bên kia mới biết lòng dân HD xa xứ thân thiện ra sao “ có mấy tiếng đồng hồ nói chuyện sao đủ, hẹn cuối tuần đi, mấy thuở mình mới gặp nhau mà..”
     Xuống xe còn dặn vói “Thành, ngày mai mình lên Tuyết Hạnh nhe” Cái tên không biết có gợi nhớ gì trong đầu chàng về ngày xưa, con nhỏ khuôn mặt trắng hồng, tan học có lắm cái đuôi đi tò tò phía sau...
    Anh Sâm bận giờ chót, nên chỉ có NA và KCT đến nhà Hạnh thôi, thế nào cũng có thêm Thắm , Lê Thuỷ ghé, phen này một mình KCT lo “gươm lạc giữa rừng hoa”, anh chàng có quen biết ai đâu, hồi đi học ngây ngô khờ dại là thế...buổi chiều tuyệt vời với nắng vàng như mật ong trên những thãm cỏ xanh, mặc dù đã 6-7g tối, trời Cali lạ lùng ở chỗ đó. T.Hạnh nhà ta đang tất tả với món bún nước lèo, ông xã trợ giúp phần lột tôm, thấy anh Dũng,Thành mừng hết lớn, vậy là có đồng minh rồi, ra ngoài nói chuyện đi, để đàn bà vào bếp...Rồi Thủy tới với một túi cam, hình như năm nay bớt ròm hơn năm ngoái à nhe, nhưng có lẽ chết tên “Thủy ròm” vì bạn bè dễ phân biệt với nhiều Thủy khác..Bàn ăn đã dọn ra, nhưng còn chờ người đẹp Thắm đang trên đường tới…Nàng vẫn trẻ trung xinh xắn mặc dù đã ngoài 50...đi bên ông chồng Hộ Pháp như anh Bình, đố ai mà dám léng phéng...Cả bọn vừa ăn vừa nhắc lại những kỹ niệm thời đi học, tên mấy đứa bạn , tên các ông Thầy, có hai ông rể HD góp vui làm câu chuyện càng thêm hào hứng, anh Bình cũng là cây tiếu lâm có hạng khi anh kể hồi mới “cua” được Thắm, anh khoái quá chừng, mãi đến bây giờ mấy chục năm mà lâu lâu giật mình ,vẫn còn tưởng đó là chiêm bao....Cuộc vui kéo dài với những tiếng cười không dứt, bên ngoài trời đã tối hù hồi nào mà đường về còn quá xa xôi, cell phone cua chàng Sâm thì ngoài vùng phủ sóng..chia tay với mấy tấm hình kỹ niệm, hẹn gặp năm sau nhe....Về tới nhà cũng gần 11 giờ đêm, Thành giao hàng trả lại tận tay anh Sâm kèm với hộp chè đậu và miếng bánh khoai mì nướng mà cả bọn gởi cho “nứng Sâm” (tiếng Tàu: nứng là anh rể.)..làm nứng cảm động gọi d/t cám ơn lia lịa.
     Ghé tiệm của PMai, cô nàng này đúng là chưa bao giờ quen , vì hồi xưa Mai học ban B, mà con gái thời ấy khoái chơi theo nhóm nên càng không nhớ gì hết...chỉ biết dân HD là nhào vô thôi... “chào chị, tôi muốn mua cái d/t loại nào tốt nhất, mắc tiền nhất để gởi tặng bạn tôi ở HD/ST..” bà chủ vẽ ngở ngàng... “ai đây?”..NA, KCT..thuốc tây Bảo Toàn, còn đây PMai, thuốc tây Khánh Hưng, trước đã không học chung, sau mấy chục năm, ai mà nhớ nổi há....nhưng gặp nhau là vui rồi, món thạch Hiển Khánh và dĩa bánh chuối nướng sao mà nhớ thời đi học ăn hàng vặt quá chừng, ngồi nhìn cơ ngơi làm ăn phát đạt mà mừng cho bạn, hình như đa số bạn bè đều có cuộc sống ổn định ở xứ người, sau những khó khăn gian khổ của giai đoạn rời bỏ quê hương ...Chưa có thông tin nào về sự rủi ro mất mát của nhóm HD, ngoại trừ tin Thầy Trần Kiều Sanh và vợ là Hà ái Loan (hoa khôi HD một thời) đã chết trên biển...nhắc lại thấy xót xa thêm, thế mới biết còn sống sót bình yên hôm nay, quả là điều kỳ diệu!
     Buổi chiều hẹn với Cẩm Nhung, PMai, KCT ra tiệm cơm chay, thật ra bần ni cũng không phải là kẻ tu hành, nhưng chư vị PM , KCT là dân ăn kiêng để ngừa bệnh, còn CN thì cũng nên “diet”cho có eo với người ta...nên khi ngồi vô bàn, ai cũng yên tâm mà ăn rau với tàu hủ, câu chuyện lại rôm rả tới khi nhìn lại thì mình là bàn cuối cùng ra về trước khi tiệm đóng cửa, lật đật nhờ ai đó ngang qua chụp dùm tấm hình 4 đứa, hổng biết tại anh chàng run tay hay tại ánh đèn đường chói quá, nên hình trở nên chập chờn...thôi kệ, lên xe nói chuyện tiếp,chạy đến bãi đậu xe vắng ngắt, chỉ còn có hai chiếc của PM và CN,nhưng có lẽ còn nhiều vấn đề cần phải tâm sự sau ngần ấy năm chưa có dịp kể nhau nghe nên cả bọn ngồi trên xe của KCT, đóng cửa lại cho ..nóng và mỗi đứa một câu chuyện đủ thứ trên đời, từ chuyện gia đình con cái, đến giá cổ phiếu, giá xăng dầu, bàn dài dài qua nền kinh tế của VN, của Mỹ, thị trường chung Âu châu...chời ơi! nhìn lại đồng hồ đã 12g 45, phen này về nhà chắc bị chồng uýnh sưng đít về cái tội đi chơi khuya lơ khuya lắc, cả bọn chia tay khi trăng tàn trên hè phố...
    Chỉ còn một ngày chủ nhật ở lại Los thôi,sáng sớm chạy xuống SanDeigo thăm nhỏ Hai, nhằm ngày rằm nên nhỏ ta ở nhà xào mì chay đãi vợ chồng NA và KCT, ăn cũng ngon nhưng hơi bị ít, có lẽ tại đói bụng vì đường xa quá hay sao? Qua đây hơn năm, 2 vợ chồng1̣đứa con, cuộc sống tạm ổn, mừng cho bạn đổi đời, nói người rồi ngẫm tới ta, ta sướng hơn bạn,không phải đi cày vất vả, ở nhà chồng nuôi, đi đâu chồng chở, không giàu có nhưng thong dong, nên mới rảnh rổi qua đây thăm bè bạn gần xa nè. Nói chuyện tào lao chút rồi về,nhỏ Hai chưng hửng “ủa, chạy từ đó xuống đây chỉ gặp chút xíu vậy hả?” Ừ, ghé thăm nhau chút vậy mà, thời gian cũng hơi bận rộn, buổi chiều anh Sâm có cuộc thuyết trình về chữ Nôm ở Viện Việt Học, tối hẹn với Ngọc Thủy đi uống cà phê, ngày mai lên đường về lại San Jose rồi, thoắt cái 10 ngày qua cái vèo !
    Cũng lâu lắm, chắc 34-35 năm mới gặp lại N.Thủy, con chim họa mi của trường HD thuở nào, học trên tụi mình chừng một năm, nhưng biết nhau vì cùng hát trong nhóm Du ca trong trường, chị trẻ đến kinh ngạc, tính tình vẫn hồn nhiên như xưa, gặp là nhận ra ngay, 2 đứa ôm nhau mừng rở...NT đang hát ở LasVegas, nghe tin NA là bay về ngay. Vui ơi là vui...Buổi tối có vợ chồng KCT, AS, anh bạn và NT trong căn phòng ấm cúng của một nhà hàng ca nhạc nào đó ở khu Garden Grove, nghe những cô cậu Mỹ gốc Việt hát nhạc TCS, VTA...mới thấy thắm thía tình tự quê hương, chạnh nhớ mấy mươi năm về trước, những sáng sớm đến trường Thầy Tráng mở băng cattset nghe tiếng hát cây nhà ĺá vườn của Ngọc Thủy, Sơn thị Liêng, Thu Cúc... cảm nhận được sự tinh khôi an lành nơi bình yên chim hót của một thời áo trắng hồn nhiên...bây giờ NT đứng đó, hát tặng bạn bè những bài dân ca mượt mà điệu lý, vóc dáng trẻ trung, âm điệu ngọt ngào vậy mà sao nghe như tiếng thở dài của loài chim xa xứ...
    Gọi d/t kêu CN ra chơi, cô nàng cứ ngập ngừng hoài, làm cả bọn cứ nấn ná đợi mãi, ra mà nghe NA hát đây nè, lâu quá chắc lụt nghề rồi, nhưng ham vui bước đại lên sân khấu hát say sưa.. “nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt...” mở mắt ra thì anh Sâm muốn ngất...bởi vì anh hồi hộp sợ cô vợ mình quên nữa chừng thì quê độ, nhưng cũng may là không đến nổi quá tê ̣(mà có tệ cũng không dám chê, sợ nàng ..khóc) bèn đem tặng nàng cành hoa cho có vẽ ..lãng mạn.Cả bọn chờ đến nửa đêm thì CN tới, lại ríu rít thăm hỏi nhau, sau khi uống vội ly nước và chụp vài tấm hình lưu niệm..Chia tay ra về,đứa nào cũng thấy như bịn rịn, chắc là lâu lắm tụi mình mới gặp lại nhau. Ừ thôi, chúc những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống bôn ba này, tạm biệt!
    Buổi tối thành phố rực sáng ánh đèn, những con đường vắng lặng thênh thang và hàng cây mơ màng yên ngũ, chợt nhớ góc đường Hai BàTrưng vàng vọt của thị xã mình về đêm, thấy thương ST một thời tuổi nhỏ...
    Trở lại San Jose với món quà lặt vặt rất ư là phụ nữ của CN, và mấy nhánh Nhật Quỳnh của anh Chương, nhân dịp ghé thăm làm quen bạn đồng môn của niên khoá 1960. Cũng phải nói lời cám ơn KCT trong suốt thời gian ở đây đã nhiệt tình chở bạn đi khắp nơi mà không một lời than thở ̉(nếu có, chỉ rủa thầm oan gia tiền kiếp!)
    Đầu tiên lật đật mở mail ra, thấy tin nhắn của T.Hương mà thất vọng nảo nề: “tao phải đi công tác với sếp đến tuần sau mới về, rất tiếc không gặp mày được, Sorry.” Cái con thiệt là...là...khốn lịn, mày có biết tao sẽ bơ vơ như thế nào nếu không có mày ở nơi xa lạ này hả hả ..con khỉ? Thôi thì còn đứa nào hay đứa đó, bèn gọi QLToàn qua số phone của HNhan cho, nhưng chẳng thấy ai trả lời, hay là lộn số ? xui xẻo hết biết, liền nắm tên Dương minh Cảnh mà réo, cái giọng nhừa nhựa ở đầu giây “NA nào đây chẳng biết nữa, trong mớ bồ bịch của tui đâu có tên này ta? đang ngáy ngũ mà bị dựng dậy bực mình à nhe” chắc anh ta lẩm bẩm như thế...nhưng có lẽ giọng nói nhỏ nhẹ dịu dàng quá(?!) làm chàng không nở cắt đứt dây chuông: “dạ chị Ánh mới qua hả, ̣để Cảnh liên lạc với Kiệt , chị Toàn, chị Hương rồi bửa nào mình hẹn gặp nhau nhe” chời ơi không biết mặt mũi ra sao mà coi bộ thân thiện trong buổi đầu hò hẹn, vậy là yên tâm rồi hén.
     Cả bọn chỉ rảnh mỗi ngày chủ nhật, nhỏ Hương giờ chót báo tin sẽ có mặt làm NA mừng quýnh, nhưng PHKiệt bận chuyện gì đó quan trọng lắm nên không thể đến được, thế là chỉ còn mấy đứa hẹn nhau trong cái Mall nào đó, sau khi PThanh lại rủ anhSâm và NA đi ăn sáng, để chị em có dịp tâm tình với nhau, thoắt là Sùng mất cũng mấy năm rồi, con gái đầu bây giờ đã cao gần bằng mẹ, “nó giỏi lắm chị à, nó giúp em chăm sóc đứa nhỏ, làm việc nhà..Mấy mẹ con lăng xăng bên nhau , vui vẻ và hạnh phúc lắm, em nghĩ anh Sùng chắc cũng yên lòng ..” nghe PT nói mà thương quá, TVSùng mất sớm là nổi tiếc nhớ của bạn bè HD...mình đã qua được tới đây rồi thì cậu lại ra đi! .
     Toàn lại đón NA như đã hẹn, nhỏ ta kêu lên kinh ngạc “coi bộ điện nước đầy đủ nhe” hai đứa cười vui vẻ, chẳng là mấy ngày nay đi lang thang đây đó, ăn uống ngũ nghỉ thất thường, nhưng có lẽ vì vui quá nên NA hơi bị..tròn trịa, đẩy đà!! Ra tới Mall, gọi phone cho Cảnh, Hương đang trên đường tới, NA và LT đang đi lòng vòng thì tình cờ gặp Thầy Linh và Cô Mười, buổi hội ngộ thật bất ngờ. Thầy trò thăm hỏi đôi điều thì Hương và anh Cường tới, Thầy Cô cũng đang vội với gia đình..chỉ kịp bấm máy kỹ niệm rồi chào ThầyCô đi... Cảnh và anh Ngôn ( chồng Toàn) cũng vừa kịp ngồi vào bàn, sau khi Cường xí được cái bàn đủ 6 đứa, trong một ngày chủ nhật đông nghẹt người như thế này, với món cháo vịt vừa xì xụp thổi, vừa tán chuyện với nhau, thì quả là..ngon hết biết!
     Ăn xong chưa biết chương trình tiếp theo làm gì thì NA chợt thấy thích mái tóc tém của Lệ Toàn sao mà giống bà Clinton quá, ờ há, sao tụi mình không đi cắt tóc trong khi mấy ông đi uống cafe? Ý kiến hay đấy, TH cũng muốn cắt nữa, nhưng có lẽ đông khách quá sẽ bị chờ hơi lâu nên đành bỏ ý định làm điệu của các nàng..Bây giờ thì là..tụi mình sẽ lên chùa Trí Hiền, quên ! em Trí Hiền chớ, nghe nói cậu ấy tên Nhật Huệ tu ở đây với con gái của Hiền tên Nhật Hiếu..Chạy vòng vòng một hồi thì tới, Toàn biết chỗ này mà, xuống xe trưa nắng chang chang, Chùa giống như cái nhà hơi chật chội vì đông người, có lẽ đang chuẩn bị cúng kiến chi đó...ni cô mặc cái áo màu lam, người cao gầy, hất mặt hỏi “muốn kiếm ai? Thầy Nhật Huệ đi vắng, có Nhật Hiếu thôi.quí vị muốn gặp người nào?” chời đất! sao mà nó giống y chang Trí Hiền hồi nhỏ, cũng cái giọng như sẳn sàng gây lộn “Ê, Tên Hiền sao mà dữ vậy? Tu với Phật chớ tu với mấy người hả?” hình ảnh con nhỏ mặc áo màu lam ,có chỏm tóc ở giữa, ngoắt vào bên tai đi giữa sân trường thuở ấy thật là ấn tượng...Bây giờ thì khác rồi , T.Hiền đã hoàn tục, lập gia đình và có trái tim Bồ Tát khi nhận trẻ em mồ côi về nuôi dưởng tại nhà ở ST... ni cô này chắc là giởn mặt với nhóm bạn của Mẹ mình đây, nó làm NA hết hồn thối lui “dạ, tụi tui là bạn của T.Hiền, có dịp qua đây ghé thăm chùa vậy thôi” ni cô bật cười xởi lởi mời cơm nhưng đứa nào cũng lắc đầu từ chối hẹn dịp khác ..
    Toàn biết có chỗ ca nhạc cuối tuần vào cửa free, cả bọn kéo vô ngồi nghe nhạc xập xình, tự dưng khoái chí giống như hồi xưa có bà chị họ đứng xé vé ở rạp Nhị Trưng, bửa nào canh hổng có ai, dẫn cả bầy lại đứng lóng ngóng đợi bà ngoắt tay cho vô là mừng hết lớn, lâu lắm mới có cảm giác thú vị khi xem ca nhạc ..chùa!.Vui nhất là màn hoạt cảnh Hội nghị Diên Hồng, Trần quốc Toản mặc bộ đồ bà ba đen, quấn cái khăn rằn sao mà giống quá...khi chàng giận dữ bóp nát trái cam, bụp một phát kim tuyến văng tung tóe và vỏ cam còn nguyên vết cắt rơi xuống...cười quá chừng, cũng đúng thôi, trái cam Mỹ cứng muốn chết ai mà bóp nổi!
     Lại rủ nhau về nhà Toàn ăn món lẫu dê do anh Ngôn chuẩn bị tươm tất để đãi cả bọn tối nay,lần này thì có anh Sâm tham gia, “lẫu dê bổ thận” không có tác dụng chánh thì cũng có tác dụng phụ mà, lo gì anh ha!!. Khung cảnh ấm cúng, vài chai rượu chát, những mẫu chuyện vui, mấy câu thơ Bút Tre của anh Sâm và Cường làm đứa nào cũng ôm bụng cười lăn, hình như cái món dê này có vị thuốc hay sao mà Cường ta sung độ thề rằng tối nay sẽ bóp nát, không phải một trái cam mà ..hai trái luôn làm trò Hương tái mặt sợ chết khiếp, phen này tan nát đời hoa!
    Tàn tiệc, chia tay-cuộc vui nào rồi cũng phải kết thúc.Cuộc sống bon chen đời thường vốn nặng nề mệt mõi, rất hiếm khi mọi người có dịp ngồi lại bên nhau cười đùa thoải mái như thế này, vái trời cho bạn bè mình luôn bình yên khỏe mạnh để còn cơ hội gặp nhau dài dài. Ngày mai NA về lại Texas, chuyện kể về chuyến rong chơi thú vị và thắm tình bè bạn này sẽ là một kỹ niệm đẹp mà chúng ta luôn nhớ mãi. Cám ơn đời, cám ơn người, cám ơn những nụ cười thân thiết hôm qua...

Tháng 4/2008
Ngọc Ánh

  LỊCH SỬ VIỆT NAM 1. Thời kì nguyên sử ( 2879 – 111   CN • Năm 2819 trc CN : người Việt cổ hình thành (lấy tTtên Bách Việt) • Chiến t...