Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Quê hương Sóc Trăng

           ĐÌNH THẦN NĂM ÔNG


            Năm 1859 lãnh binh Trần Văn Hòa và phó lãnh binh Võ Đình Sâm được triều đình cửa dẹp loạn lực lượng nổi dậy ở phủ Ba Xuyên. Hai thủ lãnh lực lượng nổi dậy chống triều đình là Trần Lâm và Sơn Tốt sau năm 1841 lần lượt hy sinh, nhưng các thuộc hạ vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh dai dẳng hơn 20 năm, quân số có lúc lên đến 6000 người. Lúc bây giờ quân triều đình đang đóng ở phủ Ba Thắc tức Bải Xàu, Trần Văn Hòa bị phục kích rơi xuống hầm sâu tại ấp Sóc Vồ và bị chém đầu. Vỏ Đình Sâm lên thay, một thời gian sau rút quân về Bình Thủy. Kể từ năm 1867, quân lính dưới trướng Vỏ Đình Sâm không còn thuộc triều đình nữa mà là lực lượng nghĩa quân chống Pháp và bọn cường hào ác bá. Nghĩa quân chạm trán với quân Pháp nhiều trận dữ dội. Năm 1868 tại Ba Láng – Trà Niềng quân Pháp càng đàn áp mạnh hơn. Cuối cùng vì sức yếu thế cô, Võ Đinh Sâm và những nghĩa quân trung kiên đã đền xong nợ nước trong một trận tử chiến oanh liệt. Người dân tại phủ Ba Xuyên thương nhớ kính trọng hai vị tướng lĩnh Trần Văn Hòa và Võ Đình Sâm lập đền thờ tại Phường 5 TP Sóc Trăng. Tại Vũ Đế Thánh Điện ở TP Sóc Trăng trước đây có miếu thờ Quan Thánh ( Quan Công, Quan Bình, Châu Xương ) của người Hoa. Sau này cả hai nơi thờ xuống cấp, người Hoa và người Việt sát nhập hai ngôi đền thành một, gọi là Võ Đế Thánh Điện (Hoa) hay Đình Năm Ông (Việt).


Chú thích:
- Tư liệu sưu tầm: Năm Đinh mão 1867 ông cùng Thống chế Bút lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Láng Hầm - tức vùng Ba Láng - Phong Điền ngày nay, thuộc xã Nhơn ái, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc Q. Cái Răng, Cần Thơ). Nhóm ông giết chết Cai tổng Định Bảo là Nguyễn Văn Vĩnh tại Phong Điền, rồi rút lui về An Giang, phân tán mỏng sang Vĩnh Long, Định Tường. Về sau chẳng rõ ông còn mất thế nào, riêng Thống chế Bút bị Trần Bá Lộc giết tại Sa Đéc.
Cử nhân Phan Văn Trị lúc bấy giờ có mặt ở An Giang, làm đôi câu đối ghi thuật về Võ Đình Sâm và cái chết của Cai tổng Vĩnh:
"Võ kiếm xung thiên, Ba Láng giang đầu lưu hận huyết;
Văn tinh lạc địa, Trà Niềng thôn lí đái sầu nhan."
Nghĩa:
Gươm võ xông trời, đầu vàm Ba Láng lưu máu hận;
Sao văn rớt đất, trong xóm Trà Niềng nhuốm vẻ sầu.
Sách Monographie de Cần Thơ ghi:
"Đinh Sâm là Võ Đình Sâm mà người giết Cai tổng Vĩnh là Thống chế Bút, thuộc hạ của Sâm."
Như thế, Đinh Sâm tức Võ Đình Sâm. Vì chữ Đinh ắt là do chữ Đình (viết thiếu dấu huyền, như người Pháp thường ghi âm như thế). Và một điều nên biết nữa, đối với người chống đối chính quyền phong kiến xưa thường gán cho là họ Đinh. Còn như Ngô Sâm, thì lại là một người khác, chết 

- Ngày nay, Ba Láng thuộc quận Cái Răng (TP. Cần Thơ), và nằm giáp ranh với huyện Phong Điền. Trà Niềng là tên một con rạch nhỏ chảy trên vùng đất Ba Láng, nằm cách khu đền mộ của nhà thơ Phan Văn Trị khoảng vài trăm mét.
- Tư liệu tham khảo: Hội thảo khoa học lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Sóc Trăng trước 1945 – Tháng 12/2000



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  LỊCH SỬ VIỆT NAM 1. Thời kì nguyên sử ( 2879 – 111   CN • Năm 2819 trc CN : người Việt cổ hình thành (lấy tTtên Bách Việt) • Chiến t...