Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Trang chủ


NHẬN XÉT SƠ BỘ QUYỂN ĐẶC SAN KỶ NIỆM 55 KHAI GIẢNG KHÓA ĐẦU TIÊN

Bìa Đặc san
  1. Về Hình thức; Trang bìa dùng nét bút vẽ tay thổi hồn lên hình tượng thầy và trò, không dùng ảnh chụp, xem như có một chút nghệ thuật được nâng lên, các phần còn lại đều dùng kỷ thuật đồ họa Corel, Song Hiền đã trình độ kỷ thuật cao trong cách trình bày, hài hòa về màu sắc bắt mắt, người đọc không cảm thấy đơn điệu. Có những khoảng trống chỉ là màu sắc không dòng chữ nào cảm thấy phí trang giấy, nhưng lại làm nổi bậc chủ đề muốn trình bày gây chú ý cho người đọc.
  2. Về nội dung;
-          Hai bài viết về  lịch sử hình thành Trường Trung học Hoàng Diệu;” Đôi điều về lịch sử Trường Trung học Hoàng Diệu” của anh Bùi Ngọc Thạch và bài “Những mái trường trong trí nhớ” của anh Lưu Quốc Bình đã đề cập một tư liệu lịch sử hoàn toàn có căn cứ, cụ thể được dẫn chứng bằng những nhân chứng sống. Hy vọng đây sẽ là bài viết nền tảng cho những tư liệu chính thức sau nầy.
-          Bài viết về nhũng lần hội trường là nội dung không thiếu của quyến đặc san. Tuy nhiên nếu có đầu tư và có nhiều chi tiết sự kiện, hình ảnh từng kỳ hội trường thì bài nầy sẽ rất hay.
-          Các bài văn xuôi rất tập trung vào chủ đề nhớ ơn thầy cô, kỷ niệm trường lớp bạn bè,thời đi học… hai bài đặc sắc nhất là bài; “Lan Vũ Hùng” của cô Trần Nũ và bài “ Bà Thủy” của Sơn Thị Thu Lang, những kỷ niệm và tình cảm thầy trò, làm cho người đọc rất cảm động. Cô Nữ và Thu Lang là người viết không chuyên, không viết bằng ngòi viết mà viết bằng chính trái tim của mình. Một chút hài hòa BBT cũng đã đưa vào những bài nói lên tình cảm quê hương Sóc Trăng, hoặc những cảm xúc cá nhân trong cuộc sống, những triết lý về tình bạn nghĩa thầy trò…Tuy nhiên vẫn còn một số bài nội dung còn nghèo nàn, viết để viết chưa có gì sâu sắc, có bài vô cùng lạc điệu. Về thứ tự bố trí các bài đa số là hợp lý, nhưng do thời gian gấp rút đã hết hạn gởi bài, biên tập xong đã dàn trang vẫn còn một số bài gởi sau không thể đưa vào đâu. Điển hình  bài “Chợt sóm mai thấy mình trẻ lại” và bài “Làm sao biết mình già”bố trí kế nhau làm người đọc cảm thấy rất buồn cười.
-          Về thơ; Đặc san đã có sư góp mặt của những nhà thơ chuyên nghiệp từng có tiếng tăm trên diễn đàn Văn học nghệ thuật. Có thể đề cập đến bài thơ ”Chạng vạng” của anh LQB  “Tháng giêng hò hẹn” của Ng.Phượng, “Về Sóc Trăng”của Hồng Sơn. Còn lại những cây bút không chuyên cũng không kém phần đặc sắc như bài; Nắng Sóc Trăng của Thu Hương, Có lần về trường xưa của Lâm Định Quốc, Bài gởi cho người của Lý Hoàng Minh, Gởi gió mây ngàn của Kiệt Phạm, Em có về của Bằng Lăng, Dáng xưa áo trắng của Thu Cúc, Đêm thị thành của Thu Trang..
-          Về nhạc; Ba bài nhạc CHS sáng tác Lời yêu thương của Trương Vĩnh Thọ, Vui ngày họp mặt của Hồ Quốc Lực và bài Nổi nhớ trường xưa của Tạ Lệ Vân. Cả ba bài nầy đều đặc sắc, hai bài Vui ngày họp mặt và Nổi nhớ trường xưa được chọn làm tiết mục văn nghệ chào mừng trình diễn trong ngày hội
MỘT SỐ BÀI TIÊU BIỂU:

- Bài của Trịnh Ngọc Thủy
  
- Bài của Nứng Sâm


 - Bài của Thu Hương 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  LỊCH SỬ VIỆT NAM 1. Thời kì nguyên sử ( 2879 – 111   CN • Năm 2819 trc CN : người Việt cổ hình thành (lấy tTtên Bách Việt) • Chiến t...