Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Văn - Truyện ký

   Đúng sau một tuần đi Củ Chi, mấy bạn ham vui Sóc Trăng làm tiếp cuộc vui mới. Đúng ngọ, Lực điện, nhà thơ la lên: “ Chết rồi, tui chưa ấy!”, nghe có chút hốt hỏang! Điện tiếp tiểu muội, Tú trả lời nhanh bất ngờ như bản tính của mình: “Ra rồi, đang ra!”. Xe đợi trước hồ nước ngọt năm phút, nứng đưa nhà thơ tới. Nhà thơ lên xe miệng cười quá vui vẻ khiến mọi người lây theo không phàn nàn gì hết. Xe đợi chủ chùa khá lâu. Không biết chủ ông và chủ bà bàn gì trên lầu, huốt giờ hẹn chưa thấy mặt. Trí Hiền xuất hiện có chút vội vả, nói tui đang đói, chưa kịp ăn gì như là lời thanh minh trễ giờ. Tú vặn vẹo: “Tao tính nảy giờ mày ăn no lắm rồi chớ!”. Khác thường lệ, tới ngã ba An Trạch xe ngừng lại. Cô bạn quê mùa đã nhanh chóng xuất hiện. Muốn cho bạn sự bất ngờ, nên Võ không được biết trước khiến Võ và Hạnh có vẻ vui ra mặt.
   Như vậy, lần này tới bốn “bà ngọai”, vắng Kiệt có thêm Minh và Võ, tổng cộng tám người, nam nữ bằng nhau. Như các lần trước, không khí ban đầu trên xe lúc nào cũng nổ hơn pháo. Chắc các bà ngọai đều như Chuôn, có “ấy” trước khi lên xe nên thấy ai cũng mát mẻ thỏai mái trong người và lại thêm lần nữa bỏ cháu, bỏ…chồng đi chơi nên coi bộ vui vẻ vô cùng, át hẳn hẳn khí thế đám con trai. Thể hiện ở chỗ Chuôn khoe thấy trong giỏ Lực có mấy chai rượu, Tú nói đem ra lấy…hứng. Chỉ lái xe được miễn. Còn lại chủ xị Tú bắt phải lấy…hứng hết! Có “hứng”, Tú bắt Chuôn khai “ấy” là gì, nói cho rõ ràng! Chuôn nói tại lúc Lực điện kêu ra xe, vì chưa kịp tắm trả lời hơi quýnh nên xài chữ “ấy” trả lời vội vã, rồi cúp máy chạy đi “ấy” mau mau cho kịp giờ hẹn. Tú quay qua hỏi Hiền là hồi nảy mầy có “ấy” không mà ra xe tóc tai bù xù vậy? Chỉ có chữ “ấy” biến bao chuyện đơn giản thành phức tạp, sinh ra bao chuyện trái khuấy cười không thôi hoặc…cười không nổi!. Chữ nghĩa của ta phong phú quá chừng, học hòai không tới. Xe lên tới Sài Gòn hơn năm giờ chiều, ngưng trước Continental đợi Lực vô ăn đám cưới con người bạn. Lực làm thủ tục chào hỏi bạn bè thời đại học mất gần nữa tiếng. Khỏang thời gian đó, trên xe làm bữa ăn chiều dã chiến bánh mì chả lụa đã chuẩn bị sẵn. Xe tới Vũng Tàu non chín giờ đêm, lái xe ráng chạy một vòng để mấy cô tám lúa được dịp coi Vũng Tàu by night! Lấy chỗ nghĩ xong, kéo nhau đi ăn bánh khọt. Chắc mấy chục năm mới thưởng thức lại món ăn thời niên thiếu đang mai một. Nhưng bánh khọt giờ cải tiến, có tép ở giữa ăn với rau chấm nước mắm, không như ăn chan nước dừa như hồi nhỏ. Bánh khọt nhỏ xíu, mỗi người xơi thêm tô cháo hải sản cho chắc bụng, dễ ngủ.
    Đúng năm giờ sáng đủ mặt lên xe, ra bãi sau tắm biển sớm, ngắm rạng đông trên biển. Sau vòng đi bộ ven biển, con trai xuống nước trước. Mấy cô tám chơi đồ bộ nên vừa tắm vừa giữ cái lưng quần khiến “ông” sóng thấy lạ, vui, cười sặc sụa nên chưa sáng mà đầy sóng bạc đầu. Hạnh và Chuôn chỉ đi cặp mé nước, Lực khỉ, lén lẫn sau lưng té nước khiến hai ngọai la chói lói. Tú được dịp lôi hai cô này xuống nước để biển trị bệnh ngòai da. Hai cô này dứt khóat không dám ra chỗ nước sâu hơn. Tú nói tắm trong bờ sóng đánh dính cát…trong quần nhỏ!. Chuôn thể hiện năng khiếu làm thơ, trả lời “thà đít có cát còn hơn mất quần!”. Tú và Trí Hiền có lúc phải bụm quần vì sóng quá mạnh nhưng không quên quan tâm tới các bạn trai. Tú nói Minh ơi thử giơ hai tay lên coi! Minh tắm chỗ nước hơi sâu, không biết sao không dám làm theo lời Tú! Sóng thì luôn vô cùng, ồn ào, sóng sau đè sóng trước…
    Sau buổi ăn sáng đầy tiếng cười nhắc chuyện…tắm biển. Tú vẫn gương mẫu nổ: “Chắc tắm biển, mấy ngoại mất “dấu” hết rồi. Về chắc có chuyện với ông ngọai quá!”. Kiệt, bận chuyện, ở nhà, cũng dõi theo, điện hỏi: “Sao tắm biển có ai không dám lên bờ không?”. Lực trả lời có mấy cô lận. Kiệt cười ha hả. Chắc hắn đang tưởng tượng chuyện ”ác”. Xe chạy một vòng cả bán đảo Vũng Tàu, ngừng ở Thích ca Phật Đài cho mọi người lên bái Phật. Mấy bà ngọai rề rà ở các hàng quán bán đồ lưu niệm cả tiếng đồng hồ. Lực nóng lòng đi hối, lùa các cô này lên xe đi cho sớm. Chủ chùa nói chùa tui thiếu gì…Phật, tui bái nhiều lắm rồi, để tụi tui trả giá mua đồ cho …đã!
    Giả từ Vũng Tàu, xe ra Đồi Sứ theo đường dọc biển. Đường nhiều, nhưng thiếu bảng chỉ dẫn nên có lúc tốn thời gian chạy lạc. Điện chủ Đồi Sứ đặt cơm và xe tới nơi trước ngọ một chút, đúng lịch trình. Đồi Sứ hiện ra với màu xanh tươi mát như tóat ra ngòai vẻ trù phú hơn hẳn lần thăm ba năm trước. Xe khách đậu kín bãi, nhà hàng đông nghẹt người là hình ảnh rất cần cho các khu vui chơi. Đồi Sứ chào đón như vậy đó. Chủ nhà xuất hiện với vẻ rất…yếu vì đang bị cảm sốt, nhưng rất cởi mở mời cả xe ăn cơm và đưa cả nhóm đi chơi. Qua chuyện mới biết thời tiết thất thường, sóng vỗ cũng bất thường theo sức vặn…vẹo của gió, khiến một số điểm bờ biển bị cảnh lúc lỡ, lúc bồi và bãi biển Đồi Sứ cũng trong tình cảnh chung. Sơn phải nhiều đêm thức cùng anh em làm…kè chắn sóng biển. Nhưng những cơn sóng đỏng đảnh này chỉ xuất hiện vài tuần rồi tan thôi! Chủ nhà nói một cách quả quyết vì đã có kinh nghiệm với “sóng” qua nhiều năm trụ ở đây rồi, và dù còn mệt thức đêm, chủ nhà cũng vui vẻ cụng ly với nhóm bạn học cũ rồi đưa cả nhóm lên đồi cát, ghé các resort khu trung tâm Mũi Né. Sơn cũng chiều lòng các bạn gái, ghé qua chợ Phan Thiết để các cô trổ tài mua sắm của mình. Trong khi chờ đợi con gái vô chợ, con trai được Sơn kéo vô quán DÊ để Sơn trổ tài làm thơ sau khi có mấy ly bia qua cần cổ: “Thịt dê chấm với tương gừng/ Xơi xong bỗng nổi bừng bừng máu dê!/ Sáng ra được vợ tỉ tê/ Anh ơi, anh cứ thịt dê tương gừng”. Mọi người vui vẻ thêm cái cụng ly tán thưởng. Hai dĩa thịt dê bỗng mau hết hơn.
    Dù chủ Đồi Sứ đã lo phòng để mọi người nghĩ lại qua đêm, nhưng thấy Sơn cần nghĩ ngơi hơn, nên nhóm quyết định quăng bớt một gánh lo cho Sơn bằng cách quyết tâm gỉa từ về liền Sài Gòn dù đã gần năm giờ chiều. Xe lăn bánh, cơn mưa ập đến, không khí chợt mát mẻ hơn khiến mọi người thêm an tâm chịu đói tới Dầu Giây ăn mì Quảng. Không biết do ăn lần đầu thấy lạ hay do đói nên ai cũng khen ngon. Dù sao cũng biết thêm món ăn xứ Quảng ở Sóc Trăng không ai bán. Tới chỗ nghĩ hơn chín giờ đêm. Hai phòng trên lầu nhiều giường cho con trai, phòng trệt cho con gái thuận tiện, nhanh chóng việc đi lại. Không dè phòng con gái bị ẩm phải đổi phòng khác chỉ có hai giường. Nên cuối cùng Minh và Võ phải xuống đất, nhường phòng trên lầu cho bốn bà ngọai. Đợi Thu và lái xe lần lượt tắm trước, Lực đang ở không, điện thọai reo. Minh rủ xuống đất…nhậu vì trước cửa phòng có bộ bàn ghế sẵn của nhà nghỉ và trên xe còn rượu mang theo từ Sóc Trăng. Lực nói là chưa tắm. Minh thuyết phục bằng cách nói là xuống đây tao có chuyện hấp dẫn lắm, bảo đảm không cười không ăn tiền! Do ngồi xe cả ngày, hôm trước lại mất ngủ nên cuối cùng Lực không xuống và chuyện hấp dẫn của Minh để Minh và Võ kể người đọc biết sau vậy. Chắc chắn Minh kể có duyên, sẽ rất hay.
   Sau ăn sáng, nhóm nữ lại đi chợ! Hình như đây là nhu cầu có sẵn giới nữ khi chào đời! Cũng đùm đề đồ chất lên xe, cũng chủ yếu là khăn giấy! Vì sao mua nhiều khăn giấy, để người trong cuộc hiểu một mình đi. Dành thời gian biết thêm chuyện khác. Mọi người đợi Minh đi công chuyện về tới là cùng nhau lên xe về lại Sóc Trăng. Minh về, Lực gõ cửa phòng bên. Không biết sao mấy bà ngọai hè nhau đi toilet. Mấy phút sau, bốn cô xuất hiện mới tinh, trẻ hẳn ra và phàn nàn sao…ít người khen quá! Té ra bốn cô vô toilet thay đồng phục mới vừa mua, rất đẹp. Có bạn chọc, nói giống...cắc kè bông, người dẻo miệng hơn nói giống…cá sấu! Không khí trên xe đã luôn ồn nay còn ồn hơn. Minh kể nhiều chuyện lạ khiến mọi người cười quá. Hậu quả xe phải ngừng đỗ xăng hòai! Xe đỗ xăng thiệt nhưng cả xe vẫn giữ trọng lượng chung như cũ, mới lạ!
   Chai rượu cuối được Tú cầm trên tay sau bữa cơm ngon. Chủ xị lại phát “hứng” cho mọi người. Không biết chút rượu có làm say ai không, ban đầu nói ít, nói nhỏ, còn có người nghe; riết rồi nói lớn, nói nhiều ai nói người đó nghe. Cũng may rượu không nhiều nên “hứng” đứt sớm, nếu không chắc có cải vả, quánh “trúng” trên xe quá! Nhưng cái rất hay, rất vui là qua bao đọan đường cũ, mới đã đi qua trong hơn hai ngày, bao chuyện đời, chuyện cũ được lôi ra mỗ xẻ, tự dưng lại đẻ ra vô số chuyện mới cười ra nước mắt thiệt. Không phải chuyện chỉ riêng do những người vui tính hay suy diễn hoặc đặt điều vẽ vời ra, tòan là chuyện do những người “quê mùa” hay ít nói nay nói ra mới là chuyện lạ, đáng tò mò muốn biết. Ai tò mò muốn biết, ráng đợi các bản tin tức mình sau vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  LỊCH SỬ VIỆT NAM 1. Thời kì nguyên sử ( 2879 – 111   CN • Năm 2819 trc CN : người Việt cổ hình thành (lấy tTtên Bách Việt) • Chiến t...