Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Những người bạn của tôi

                                      



          H ôm cả bọn kéo nhau lên tổ chim câu thăm nứng và Ánh trước khi hai người về lại Mỹ, sau những lúc chuyện trò vui vẻ Ánh nói với bạn gái: ”Tao ở những nơi có tên gọi tòan hay hay không hà. Trước nhà tao ở Thủ Đức, nay bán mua nhà ở Củ Chi…”. Trí Hiền nói vậy có gì là lạ. Ánh nói: “ Vậy mày với chồng “thức đủ” để làm gì, có “chỉ cu” không?”. Nứng gần đó nghe chuyện cười có vẻ khóai. Lực kế bên góp chuyện: ”Hay là Ánh có nhà Sài Gòn, miền đông rồi, mai mốt mua thêm cái nhà miền tây cho đủ nơi, thêm vui chốn lạ. Nếu chịu, theo tui mua thêm nhà ở Giá Rai cho nó “ đồng bộ”!”. Không biết sao các cô gái đồng thanh cười thiệt to. Hình như con trai chậm…tiêu hơn con gái!
   Không biết có ai cung ứng tin từ xa, Thu Hương mail cho biết Ánh mỗ cái phụ khoa với khối u lớn. Anh Sâm ngồi ngòai hành lang đợi kết quả mỗ nghe tin này, phán: “Lớn cỡ đó đúng là… u đại”.
Thu Hương cũng nói tới chuyện Vy, con gái của Hút Sơn có đi chung xe với ba cô và một chú lên Sài gòn thăm Ánh. Khi về, Vy kể lại với ba: “ Khi lên xe vì trời còn tối nên con ngủ khò nhưng biết rằng các cô chú nói chuyện với nhau vui lắm. Lúc con giật mình thức giấc, cô Tú hỏi thật to: “Có đái dầm không đó?” Làm chú Lực ngồi đằng trước giật mình ngó ngoái lại tưởng thiệt! Đưa các cô tới phòng của cô Ánh xong, con chào từ giã, vừa xoay người ra cửa thì cô Chuôn khen vội: “Con gái Sơn dễ thương quá chớ!”. Cô Tú liền chắc lưỡi than lớn: “Phải hồi đó nó lấy… tao, con nhỏ còn đẹp hơn nhiều!”. Hút Sơn nghe con kể xong, như các lần khác: “ Bà mẹ nó!”. Câu chửi đổng đời thôi. Tú đừng hiểu lầm là chửi ai, tội nghiệp Sơn.
Lên thăm Ánh, cả nhóm kết hợp đi chơi cho biết khu du lịch lớn nhất Việt Nam “Đại Nam lạc cảnh” ở Bình Dương. Cả nhóm cừ ồ ồ sửng sốt bởi nét hòanh tráng từng công trình kiến trúc, vui chơi…giống như chuyện Tư Ếch đi Sài Gòn hồi xưa.
Cà nhóm vào chơi “ Dòng sông địa ngục” vì thấy cái tên là lạ. Hai người trên mỗi ca nô trôi theo dòng nước trong hang động nhân tạo âm u. Thỉnh thỏang bóng trắng xẹt qua hay cánh tay xương từ trong chụp xuống…cộng với âm lạnh kỳ dị khiến mọi người phát hỏang la hét om xòm…cho đở sợ. Chuôn kể, ngồi chung với Hiền, hai người sợ điếng hồn, cũng la như người ta khi gặp lúc hỏang. Chuôn còn cảm nhận như quần bị ướt và ướt ở chân nữa! Qua ánh sáng lờ mờ, thấy chiếc ca nô trước có Kiệt với Tú ngồi chung không ai la hét gì hết. Hình như không biết ai ôm ai, cứng ngắt nữa. Khi vãn tuồng, đèn sáng, lên bờ coi lại quần ai cũng ướt! Nhưng may không…khai! Chuôn hỏi hồi nảy tao thấy, nhưng không rõ ai ôm ai giữa hai người! Người này đổ thừa người kia cả buổi. Kiệt, không hiểu sao không đòi lập chuyên án tìm thủ phạm như mọi khi. Cho nên tới giờ này chưa có thông tin cụ thể hơn về chuyện ai ôm, vì sao ướt không khai…Nhưng có điều rút tỉa là ôm có cái lợi, khiến người ta…mạnh mẽ hơn.
    Chiều lúc ở nhà Ánh, rãnh, cả nhóm kéo đi tham quan cho biết địa đạo Củ Chi nổi tiếng thế giới. Mấy thanh niên mặc đồ lính, thuyết minh khá thu hút, nhất là qua thực tế sinh động. Cả nhóm có phần khâm phục các thế hệ thanh niên Củ Chi đã đào trên hai trăm km địa đạo trong suốt hai cuộc chiến tranh và tại đền tưởng niệm Bến Dược đã thu thập ghi tên được trên bốn mươi bốn ngàn người đã ngã xuống trên mãnh đất nhỏ đầy gai góc này. Sau cảm giác là lạ dưới địa đạo, sau khi tham quan đủ chương trình, ăn khoai mì chấm muối tiêu đậu phọng tìm cảm giác của người lính địa đạo xưa cả nhóm kéo nhau về. Trên xe tiếp tục bàn tán chuyện vừa mới thấy mới biết. Kiệt nói cỡ tài xế xe mình nếu xin vô, du kích Củ Chi cũng từ chối vì địa đạo không lớn, không thể di chuyển cho người có trọng lượng trên 80kg! Nghe cũng có lý, bởi to như lính Mỹ không thể bò vô địa đạo như thuyết minh nói.
     Ở buổi cơm chiều, nhìn mấy bạn gái làm bếp, ngẫm nghỉ sao, Thu lại nói là mấy bạn gái mình xin vô du kích Củ Chi cũng bị từ chối! Mọi người thấy lạ bởi Thu vốn ít nói, nhất là chuyện…vui. Biết mọi người chờ đợi, Thu nói là ai đều thấy nấp hầm chui xuống địa đạo do thuyết minh dở ra cho khách tham quan coi, bề rộng khỏang hai tấc, bề dài hai tấc rưỡi. Nhìn mấy cái…mông bè bè mấy bạn làm sao chui lọt xuống địa đạo mà đòi vô! Tiếng cười không biết lấy gì đo được cao độ. Không phải nói xấu du kích Củ Chi trung dũng hào hùng đâu, bái phục còn không hết, nhưng đây là cụ thể, không cười không được. Nhưng điều đáng kể hơn là máu tếu lâm từ các bạn đang lây nhiễm Thu rồi. Cũng may bệnh này tính lành, khỏi chữa trị, không hao tài hao sức.
                                          Từ chuyện trên của Thu, Tú quay qua phản pháo, góp phần lộn xộn. Tú nói từ giờ thấy con gái vùng này, tui biết ai dân Củ Chi chính gốc rồi! Chỉ người nhỏ, mông nhỏ mới thứ thiệt …tình. Suy diễn kiểu này riết rồi chắc trời cười nghiêng khiến đất lở quá.
   Tú là người góp nhiều chuyện vui vẻ nhất cho bạn bè với cách kể chuyện vui rất có duyên…chìm. Tú nói hôm nay ba bà chủ bỏ chồng
con đi chơi mấy ngày cho chồng biết tay, bởi vì Đi cho biết đó biết đây/ Ở nhà với”nó” biết ngày nào khôn! Ba bà chủ là chủ chùa, chủ vườn và chủ…nhà. Tú đang kể lể nào ba bà chủ, ba bà ngọai, ba bà…. “Chằng”, có bạn nam góp vô.
   Tú nói lúc đi chung ca nô với Kiệt trong” Dòng sông địa ngục”, không biết có gì như đè đè lên chân khiến Kiệt tưởng Tú làm nên Kiệt co người chịu trận. Rồi bị nước ướt quần quê quá làm sao Kiệt dám la lối um sùm, chớ có ôm” nó” đâu mà nó cứng ngắt!! Té ra khi thiết kế trò chơi, để tạo, tăng thêm cảm giác sợ, lạ người ta đã làm cho nước bắn ướt ướt…quần người tham gia trò chơi, như là có vật lạ bò lên chân người chơi…Đúng bọn ta là dân hai lúa, chỉ lo làm lúa hai vụ, vu mùa và vụ thần nông!!! Cũng may nhờ hai vụ như vậy, Tú có nhiều lúa bán tu bổ sắc đẹp nên giờ mới được làm Tú tiểu muội thay cho tên cũ Tú bà bà, chớ không phải bà chằng như có bạn lầm tưởng.
      Xe về tới Sóc Trăng, honda ôm thỏai mái và miễn phí đã đợi sẵn. Tú còn quay lại nhắn trước khi ôm lái xe: “ Thứ bảy tới, không mưa, coi như tui mời vô nhà tui chài cá, nhớ mang theo mỗi người cái quần xà lỏn cho tụi tui lựa bận chài chài cá. Riêng cái của Võ quảng cáo cho mượn, có người chịu bận rồi!”. Võ nghe tin này không biết có tham gia không. Bởi Võ chỉ có cái quần duy nhất!
  Tại gian hàng lưu niệm trong khu địa đạo Củ Chi, mấy bạn nói Trí Hiền mua áo bà ba đen rất đẹp vì Trí Hiền hay mặc áo bà ba. Người bán hàng nói giá một bộ bà ba xong, Trí Hiền tui chỉ mua áo, khỏi mua quần được không. Tự dưng ai cũng cười ồn lên kể cả các đòan khách khác đang đi chung. Té ra mọi người liên tưởng tới chuyện trong chiến tranh, một chàng lính Mỹ trẻ qua VN thấy
áo dài ta thướt tha đẹp và hấp dẫn quá, nên coi cỡ mua gởi về Mỹ cho vợ vừa cưới một cái. Vợ viết thơ nói là em mặc áo ra đường nhiều người trầm trồ, nhất là mấy bạn anh khen em hấp dẫn vô cùng. Chàng ta khóai chí viết thơ nói vợ mặc áo dài chụp hình gởi cho anh ta coi đỡ nhớ vợ. Coi hình, anh ta té ngửa vì không nói rõ, vợ anh ta chỉ có áo, không quần!
   Nhưng Trí Hiền biết ý nên nói lớn: “Mấy người không thấy tui đang mặc quần đen nè. Có quần mua thêm chi nữa”. Tiếc gian hàng chỉ bán nguyên bộ, nên tới giờ Trí Hiền vẫn chưa có áo bà ba đen giả du kích Củ Chi.
Tháng trước gặp mặt nhau ở nhà anh Quận có Trần Phi Long từ Cali về, Hòang Minh và Lực. Như vậy có mặt hai người có vợ chung hẻm; có túi thơ, chòi thơ thiếu nhà thơ Quốc Bình là đủ bộ nhân vật bài viết ba người có người yêu ở chung hẻm. Tốn cả buổi chiều, hai két bia, tha hồ mọi người nói chuyện thượng vàng hạ cám, chuyện cống I, chuyện Hòang Diệu…. Nói nhiều lòi thêm cái mới. Té ra Phi Long có quen Trần Thị Hai ỡ Mỹ! Biết Trần Thị Hai trong nhóm C2H2 hồi xa lắc còn cắp sách!
    Nhắc chị Hai phải nói cho đủ. Khi nhóm bạn vào gian hàng lưu niệm ở Địa đạo Củ Chi, Chuôn thấy mặt đeo bằng inox hình tròn rất đẹp, Chuôn nói cái này …cạo gió được. Mua một cái chờ Trần Thị Hai về…cạo gió!
      Còn Tôi nhặt được cái hình chị Hai trong đống hình cũ, thấy chị Hai đang tập làm duyên, không biết với ai, nên đăng lên cho mọi người coi thử. Anh Hai có coi chắc sẽ không ngờ sao vợ mình ”ngộ quá” hồi đó tới giờ mình chưa biết.
                                                                                                                                         HQL





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  LỊCH SỬ VIỆT NAM 1. Thời kì nguyên sử ( 2879 – 111   CN • Năm 2819 trc CN : người Việt cổ hình thành (lấy tTtên Bách Việt) • Chiến t...